Thứ sáu 08/11/2024 02:24

Tín dụng nông nghiệp tăng mạnh

Vài năm trở lại đây, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và có thời điểm tăng cao hơn mức tăng bình quân toàn ngành. Đây cũng là hướng đi đang được ngành Ngân hàng đẩy mạnh trong thời gian tới.
Doanh nghiệp chế biến cá tra được hỗ trợ vay vốn nhanh, kịp thời

Thông tin từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tính đến hết quý III/2016 đạt trên 925.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay nền kinh tế.

Trong cơ cấu tín dụng nông nghiệp, cho vay các lĩnh vực, ngành hàng có giá trị sản xuất, xuất khẩu lớn như gạo, cá tra, hạt tiêu, cà phê… hay chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm… thuộc lĩnh vực ưu tiên nên luôn được các ngân hàng thương mại tích cực triển khai với nhiều gói tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường.

Đơn cử như với ngành hàng cá tra, dư nợ cho vay đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho thấy, dư nợ cho vay nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 9% và chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay thủy sản khu vực ĐBSCL.

Đến ngày 30/9/2016, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 22.600 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2015. Những tỉnh, thành phố có dư nợ cho vay nuôi, thu mua chế biến cá tra lớn là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang. Bên cạnh các chính sách chung, ngành Ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ đối với chăn nuôi, thủy sản; cho phép lĩnh vực nuôi cá tra và tôm được hưởng chính sách tín dụng như: Khách hàng gặp khó khăn được giãn nợ 24 tháng và được vay mới với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND hiện nay là 7%/năm.

Đối với lúa gạo, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, vốn cho người nông dân mở rộng sản xuất lúa hàng hóa thì hàng năm ngành Ngân hàng đều dành nhiều nghìn tỷ đồng thực hiện chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo để đảm bảo giữ ổn định thị trường, có lãi cho người trồng lúa.

Tuy nhiên, theo nhận xét của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn cần những đột phá hơn nữa về chính sách tín dụng cho các mặt hàng nông- lâm sản chủ lực của Việt Nam, nhất là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. Hiện nay, mới chỉ có cà phê nhận được nhiều ưu đãi trong tín dụng như chương trình tái canh cây cà phê, hỗ trợ người trồng cà phê và doanh nghiệp… trong khi nhiều mặt hàng khác như điều, hạt tiêu hay lúa gạo chưa có những chương trình tín dụng dài hạn.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị cần phải có một chương trình hỗ trợ tín dụng cho người trồng điều để đảm bảo nguồn nguyên liệu bền vững, đủ cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vào đầu tháng 11/2016 cũng đã có văn bản đồng ý với kiến nghị của tỉnh Bình Phước về việc cần có một gói tín dụng cho cây điều. Theo đó, gói tín dụng này sẽ giúp Bình Phước - tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước, có thể thực hiện được đề án phát triển ngành điều bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh với quy mô 200.000 ha.

Các chương trình hỗ trợ tín dụng cho ngành hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn như điều, hạt tiêu, lúa gạo… không chỉ tác động trực tiếp đến người nông dân mà còn nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng