Doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản: Vốn ngân hàng “lúc không cần thì có, lúc khó lại không thấy”

Không phải vấn đề về lãi suất, vướng mắc được các doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản nêu lên lại xoay quanh thủ tục tiếp cận vốn ngân hàng.
Giải pháp nào để vốn ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa “gặp được nhau”? Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng Vay ngân hàng để “đảo nợ”, khách hàng cần lưu ý gì?

Linh hoạt thời điểm cung ứng vốn

Tại hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thuỷ sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức tại TP Cần Thơ mới đây, các doanh nghiệp cho rằng, đặc điểm ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tính mùa vụ cao nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng mang tính thời điểm. Vì vậy, việc cung ứng nguồn lực vốn từ phía ngân hàng cũng cần linh hoạt để giúp giảm “tồn kho tiền” lớn như hiện nay.

Ông Ngô Minh Hiển, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn (Cà Mau), doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu 30 triệu USD/năm than phiền việc tiếp cận gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lĩnh vực lâm, thủy sản triển khai chậm. Bên cạnh đó, các ngân hàng thiếu linh hoạt trong việc cấp hạn mức.

Theo ông Hiển, tôm quảng canh chính vụ của Cà Mau được thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6, cho nên, doanh nghiệp cần tiền vào thời điểm này để mua sản phẩm cho người nông dân. “Điều này có nghĩa, doanh nghiệp mua tôm cũng theo mùa vụ, nhưng hạn mức ngân hàng chỉ cho tôi vay 100 tỷ đồng, khi tôi mua hết tiền đó tôi nghỉ”, ông Hiển cho biết.

Từ chỗ doanh nghiệp “đứt vốn”, ngưng thu mua, dẫn đến nông dân phải bán qua thương lái, qua nhiều trung gian khác nhau nên không có được giá tốt. Đến khi doanh nghiệp vay được vốn thì phải quay lại mua tôm với giá cao vì trái vụ, còn nông dân không bán được cho doanh nghiệp thì thường xuyên dẫn đến tình trạng giá tôm chính vụ mà “rẻ như khoai lang”.

Chính vì vậy, ông Hiển đề nghị, ngân hàng cần linh hoạt cấp hạn mức tùy theo thời điểm, bởi lẽ, nếu đầu năm doanh nghiệp cần 50 tỷ đồng, nhưng cho vay 100 tỷ đồng; giữa năm cần 150 tỷ đồng, nhưng cho vay 100 tỷ đồng hoặc cuối năm cần 60 - 70 tỷ đồng, cho vay 100 tỷ đồng,… là không phù hợp. “ Ngân hàng cần tránh trường hợp khi doanh nghiệp cần tiền mua hàng thì không vay được, lúc không cần thì lại dồi dào”, ông Hiển nói.

Hình minh họa
Lĩnh vực lúa gạo có tính chất mùa vụ rất cao, cho nên hạn mức tín dụng cũng cần linh hoạt để đáp ứng

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Nhựt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật (Cần Thơ), đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo cho rằng, lĩnh vực này có tính chất mùa vụ rất cao, cho nên, về hạn mức tín dụng các ngân hàng thương mại cũng cần linh hoạt để đáp ứng. “Ví dụ, thời điểm nông dân thu hoạch, thì nhu cầu mua lúa gạo lớn nên chính sách tín dụng cần có hạn mức đầy đủ và linh hoạt ở những thời điểm như vậy”, ông Nhựt cho hay.

Ngoài ra, theo ông Nhựt, đối với ngành hàng lúa gạo, năm nay có đặc điểm giá tăng cao, khoảng 20 - 40% so với năm ngoái (tuỳ loại), tức nhu cầu vốn để thu mua cũng tăng theo, cho nên, ngân hàng cũng cần xem xét, tạo thuận lợi. “Ví dụ, mua 10.000 tấn gạo trước đây là 100 tỷ đồng, nhưng bây giờ giá tăng 40%, thì 10.000 tấn gạo cần đến 140 tỷ đồng”, ông Nhựt dẫn chứng.

Trong khi đó, ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (An Giang) cho biết, năm nay đơn vị này ký được một hợp đồng xuất khẩu rất lớn, bằng doanh thu xuất khẩu cả năm 2022, cho nên, lập tức khiến nhu cầu vốn tăng đột biến.

“Chúng tôi có đầu ra, có năng lực sản xuất, có vùng nguyên liệu, nhưng nhu cầu vốn “nhảy vọt” nên chúng tôi đề nghị ngân hàng, đặc biệt lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, có những chính sách cấp vốn cho các doanh nghiệp như trường hợp của Lộc Trời”, ông Nhiên kiến nghị.

Ngoài ra, với đặc thù là đơn vị tham gia sản xuất toàn chuỗi, bao gồm lúa giống, vật tư, sản xuất lúa thương phẩm và xuất khẩu, cho nên, cần thời hạn vay vốn dài, lên đến 18 tháng thay vì là 6 tháng như các ngân hàng thương mại đang áp dụng như hiện nay. “Lộc Trời sản xuất giống, sản xuất lúa thương phẩm, thì chúng tôi cần 12 tháng. Trong khi đó, đối tác bán lẻ nước ngoài kéo dài nợ 6 tháng, cho nên, nếu đẩy mạnh đơn hàng bán trực tiếp thì chúng tôi cần 18 tháng”, ông Nhiên giải thích.

Thúc đẩy tín dụng, cần sự tháo gỡ từ hai phía

Trước những phản ánh của doanh nghiệp, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú yêu cầu Ngân hàng Nhà nước các địa phương phải kiểm tra ngay tiến độ triển khai gói tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản 15.000 tỷ đồng. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải linh hoạt hơn trong cấp hạn mức tín dụng từng thời điểm cho người dân, doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.

Doanh nghiệp lúa gạo, thuỷ sản: Vốn ngân hàng “lúc không cần thì có, lúc khó lại không thấy”
Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Theo Phó Thống đốc, thúc đẩy tín dụng, cần có sự tháo gỡ từ hai phía. Đầu tiên, phải tháo gỡ cho doanh nghiệp khó khăn về thị trường, về tạm trữ… để doanh nghiệp yên tâm vay vốn. Bởi ngân hàng không thể cho vay nếu doanh nghiệp cứ “xua tay” không cần vốn.

Đương nhiên, phía ngân hàng cũng phải tích cực phát huy vai trò chủ động, giảm thêm lãi vay và đơn giản hóa thủ tục để hỗ trợ khách hàng. Theo Phó thống đốc, trước đây vẫn có tình trạng một số ngân hàng thương mại chậm giảm lãi vay song hiện nay, không còn ngân hàng nào không giảm lãi suất nếu không muốn mất khách hàng. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép khách hàng vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác đã tạo sức ép khiến các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Để tháo gỡ vướng mắc, từ phía các ngân hàng thương mại, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV chia sẻ, mong muốn doanh nghiệp sẽ hoạt động minh bạch, rõ ràng, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân hàng để tạo niềm tin cho ngân hàng.

“Ngân hàng rất mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp song ngược lại cũng mong các doanh nghiệp doanh nghiệp minh bạch để tạo niềm tin với ngân hàng. Hiện nay, tỷ lệ cho vay tín chấp cao, doanh nghiệp càng minh bạch thì ngân hàng càng có điều kiện đẩy mạnh tín dụng. Đồng thời, cũng mong doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi, không hoạt động ngoài ngành để đảm bảo an toàn, hiệu quả”, Tổng giám đốc BIDV bày tỏ.

Tương tự, lãnh đạo Agribank cũng cho rằng, ngoài sự nỗ lực của ngành ngân hàng, cần có thêm các giải pháp kích thích tổng cầu; đẩy mạnh việc cấp các thủ tục pháp lý liên quan đến Dự án đầu tư như hoàn thiện thủ tục pháp lý về đất đai, giấy phép xây dựng, môi trường,... đồng thời tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng tốt, các dự án khả thi, đầy đủ pháp lý. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền…

Riêng với lĩnh vực nông nghiệp (lúa gạo, thủy sản…), các ngân hàng cho hay, việc giải ngân khó khăn vì nhiều lý do.

Thứ nhất, đặc thù thu mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân không có hóa đơn chứng từ gây khó khăn cho các tổ chức tính dụng trong việc thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước trong quy định giải ngân cho vay bằng tiền mặt và kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay.

Thứ hai, phần lớn tài sản bảo đảm trong cho vay nông nghiệp nông thôn là đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy hải sản,... có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao.

Thứ ba, đối với tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, khoản phải thu khó quản lý và dễ dẫn đến tình trạng trùng lắp giữa nhiều ngân hàng (một tài sản đảm bảo có thể được sử dụng để thế chấp tại nhiều ngân hàng).

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8/2023, dư nợ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,35% so với cuối năm 2022. Trong đó, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn có dư nợ đạt gần 535.000 tỷ đồng, tăng 6,04% (cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của vùng và cao hơn tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn toàn quốc 3,75%), chiếm 51,76% tổng dư nợ của Đồng bằng sông Cửu Long và 17,44% dư nợ nông nghiệp nông thôn toàn quốc.

Riêng với lĩnh vực lúa gạo và thuỷ sản, dư nợ ngành thủy sản đạt gần 129.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2022 và chiếm gần 59% dư nợ thủy sản toàn quốc; dư nợ ngành lúa gạo đạt gần 103.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2022 và chiếm khoảng 53% dư nợ lúa gạo toàn quốc.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Ngành ngân hàng bắt đầu triển khai giải ngân gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 43%, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4.
Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2025 sẽ theo hướng chọn lọc và tập trung vào những ngành, địa bàn trọng điểm.
KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

KienlongBank dự kiến trình chia 50% cổ tức, chào bán 50% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Học viên ngành STEM được vay 440 triệu đồng không thế chấp

Học sinh, sinh viên ngành STEM có thể vay tới 440 triệu đồng để trang trải học phí và sinh hoạt phí mà không cần tài sản đảm bảo.

Tin cùng chuyên mục

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

PGBank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 10 nghìn tỷ đồng vào cuối 2025 và mục tiêu lợi nhuận đạt 1.001 tỷ đồng.
Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Giải pháp công nghệ thúc đẩy sử dụng hoá đơn điện tử

Đây là nội dung hội thảo "Quy định về chế độ hóa đơn điện tử với hộ và cá nhân kinh doanh theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP" tổ chức ngày 24/4/2025 tại Hà Nội.
Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings vừa công bố kết quả đánh giá mới nhất đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút dòng vốn FDI mới: Giải pháp nào cho Việt Nam?

Thu hút vốn FDI không còn chỉ tính ở số lượng mà cần chú trọng tới chất lượng với các dự án lớn, giá trị gia tăng cao và nhất là chuyển giao công nghệ.
Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

Vietcombank sẽ thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines, gồm khoản trả trước và tín dụng dài hạn từ 2026 - 2032.
F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

F88 được vinh danh giải thưởng HR Excellence 2025

F88 xuất sắc được vinh danh Giải thưởng HR Excellence 2025”, minh chứng cho chiến lược nhân sự hiệu quả và môi trường làm việc đầy cảm hứng.
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024
VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

VPBankS và GtelPay ký kết hợp tác chiến lược, kiến tạo hệ sinh thái đầu tư – thanh toán tích hợp

Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) và Trung tâm Chuyển đổi số – Chi nhánh Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GtelPay) chính thức ký kết hợp tác chiến lược
Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng

Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhận Giải thưởng 'Nhà lãnh đạo IT của năm'

Ông Trần Công Quỳnh Lân, lãnh đạo VietinBank, được vinh danh “Nhà lãnh đạo IT của năm” tại sự kiện Chuỗi đổi mới tài chính thế giới - Việt Nam 2025.
Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank khai trương chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương - từng bước hoàn thiện chiến lược mở rộng quy mô và nâng tầm trải nghiệm khách hàng.
Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chỉ 200.000 đồng một ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Ngân hàng HDBank cung cấp gói vay ưu đãi cho người thu nhập thấp, trả góp từ 200.000 đồng/ngày, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội.
Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, lương hưu tháng 5 sẽ triển khai chi trả từ 25 - 28/4 trước dịp 30/4, sớm hơn so với lịch chi trả thông thường.
VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Từ tháng 4/2025, VietinBank phối hợp với Cục đấu thầu quốc gia chính thức triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (eGP).
Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu

Ngân hàng Vietcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng về sức khỏe thương hiệu với tổng điểm 42 điểm, tăng 9 điểm so với năm 2023.
SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

SHB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
Ngân hàng TMCP Quân đội ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội ký thỏa thuận hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, mở ra cơ hội nâng cao năng lực.
Giải Sao Khuê 2025 gọi tên những lĩnh vực nào?

Giải Sao Khuê 2025 gọi tên những lĩnh vực nào?

Ngày 19/4/2025, tại Hà Nội, Lễ trao giải Sao Khuê 2025 đã vinh danh 209 nền tảng, dịch vụ, giải pháp hàng đầu về đột phá công nghệ và đậm tính nhân văn cho cuộc
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi.
Ngân hàng số: Đường đua khốc liệt gia tăng lợi nhuận

Ngân hàng số: Đường đua khốc liệt gia tăng lợi nhuận

Ngành ngân hàng Việt Nam đang chứng kiến một cuộc đua không khoan nhượng trong việc áp dụng công nghệ, xây dựng các ngân hàng số.
Đề xuất lùi thời gian áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Đề xuất lùi thời gian áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Bộ Tài chính đang đề xuất lùi thời gian áp dụng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng bia, rượu vào năm 2027 thay vì năm 2026 so với trước đây.
Mobile VerionPhiên bản di động