Thứ sáu 22/11/2024 19:21

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

Tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội thảo thảo luận giải pháp phát triển bền vững lúa gạo.

Các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và bà con nông dân đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và giảm thiểu tác động môi trường đối với ngành lúa gạo.

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo”.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, mỗi năm sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long thải ra môi trường khoảng 24 triệu tấn rơm rạ nhưng chỉ có 30% rơm (7,4 triệu tấn) được thu gom, còn 70% rơm rạ bị người dân đốt hoặc vùi vào đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí metan và các khí nhà kính khác.

Do đó, việc tận dụng được các nguồn phụ, phế phẩm từ sản xuất lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo của vùng. Các phụ phẩm từ lúa có thể trở thành nguyên liệu cho các công đoạn tiếp theo, tạo ra một hệ sinh thái gồm các sản phẩm chất lượng cao.

Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ ngành lúa gạo, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển kinh tế tuần hoàn nông nghiệp. Không chỉ làm phân hữu cơ từ rơm, mà còn có các giải pháp khác để tận dụng nguồn phụ phẩm từ rơm như: sử dụng rơm trồng nấm, làm thức ăn và đệm lót sinh học cho chăn nuôi gia súc, phân hữu cơ từ rơm, biochar và biosilica từ trấu,... Đây là những giải pháp tiềm năng giúp nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm lúa gạo, đồng thời tạo ra năng lượng sạch và bền vững.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Từ khối lượng phụ phẩm lúa gạo khổng lồ hàng năm với hàng chục triệu tấn rơm rạ và hàng triệu tấn trấu, vỏ trấu, chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất ra hàng triệu tấn năng lượng sinh khối xanh. Việc này không chỉ giúp giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu”.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định trong phạm vi Ðề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, hoàn toàn có thể thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn từ phụ phẩm rơm, rạ, trấu. Để thực hiện được điều này, ông Nam đề nghị Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam thống kê các ý kiến, các giải pháp tại hội thảo để phối hợp cùng Cục Trồng trọt tham mưu cho Bộ các giải pháp để thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới. Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn IRRI hỗ trợ Việt Nam xây dựng các tiêu chuẩn gạo chất lượng cao, gắn với thương hiệu gạo giảm phát thải; chia sẻ những kết quả nghiên cứu về các nguồn gen để phát triển các giống lúa có khả năng thích ứng với hạn mặn, giảm phát thải và các giống lúa có chỉ số đường huyết thấp.

Cũng trong buổi hội thảo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp - Văn phòng đại diện Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp và cơ hội giảm khí thải nhà kính từ đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội thảo Giải pháp và cơ hội giảm khí thải nhà kính từ đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: CTO.

Tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học trình bày các tham luận dựa trên các nghiên cứu, thực tiễn khoa học. Ðơn cử như: hợp tác, nghiên cứu phát thải khí nhà kính trong canh tác nông nghiệp; các phương pháp đo khí thải nhà kính; mô hình canh tác giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; phương pháp quan trắc khí thải nhà kính; các giải pháp kỹ thuật trong việc thực hiện đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp…

Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự hội thảo cùng trao đổi, thảo luận về những điểm thuận lợi và khó khăn trong áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ; các vấn đề liên quan đến giải pháp cụ thể, làm sao để triển khai các giải pháp thực hiện đề án ngoài thực tế đạt hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện cụ thể của TP. Cần Thơ. Trong đó, quan tâm đến hệ thống đo khí thải nhà kính minh bạch, đáp ứng cơ sở khoa học phục vụ tín chỉ các-bon…

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chia sẻ: “TP. Cần Thơ vinh hạnh khi được lựa chọn, hỗ trợ xây dựng mô hình canh tác lúa bền vững, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí của đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải thấp. Ðây là mô hình điểm để TP. Cần Thơ và các tỉnh vùng Ðồng bằng sông Cửu Long cùng trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm và cùng nhau tìm ra những giải pháp hiệu quả trong quá trình triển khai đề án trong thời gian tới”.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số