Thứ hai 30/12/2024 02:32

TikTok thực hiện 4/9 nội dung Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu

Trong 9 nội dung mà Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu TikTok thực hiện, đến nay, nền tảng này đã thực hiện được 4 nội dung.

Tại Họp báo thường kỳ tháng 12 (ngày 7/12) của Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, Cục đã làm việc với /chu-de/tiktok.topic Việt Nam và TikTok Singapore để thực hiện các yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan về các nội dung vi phạm theo kết luận kiểm tra.

Theo kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu TikTok thực hiện 9 nội dung. Trong văn bản phản hồi, TikTok đã cam kết thực hiện 4 nội dung từ ngày 26/10/2023, bao gồm: Tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em; các vấn đề liên quan bản quyền; các vấn đề phối hợp thực hiện truyền thông chính sách với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể với Bộ Thông tin và Truyền thông; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các chiến dịch truyền thông để nâng cao ứng xử người dùng trên mạng thông qua các chiến dịch mà Bộ Thông tin và Truyền thông phát động, kêu gọi các nhà sáng tạo nội dung tham gia quảng bá và lan toả nội dung, kêu gọi người dùng trên mạng chống lại tin giả.

TikTok đã thực hiện 4/9 nội dung theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong đó, 3 nội dung đang trao đổi cách thức triển khai bao gồm: Ngăn chặn 100% nội dung vi phạm pháp luật; không sử dụng thuật toán để tạo xu hướng hoặc đề xuất nội dung vi phạm đến người dùng; nâng cấp công cụ tìm kiếm, rà quét hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với hình thức livestream.

Tuy nhiên, có 2 vấn đề TikTok chưa chấp thuận triển khai về nội dung bao gồm: Ủy quyền cho pháp nhân tại Việt Nam để thực hiện quản lý và xử lý các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Việt Nam. Tiktok đưa ra lý do, quy định pháp luật chưa có nên chưa có cơ sở thực hiện.

Nội dung thứ hai, nền tảng này chưa chấp thuận thực hiện là có thỏa thuận với cơ quan báo chí về triển khai các bản quyền các nội dung báo chí đưa lên TikTok.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử

Trong quá trình triển khai, TikTok đã xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông đạt khoảng 94-95% các nội dung vi phạm. Đối với hiện tượng mua bán livestream cờ bạc đã xuất hiện trên TikTok để lôi kéo người dân với các lời mời chào khi mới tham gia thưởng lớn, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết đây là những nội dung vi phạm pháp luật. Khi Cục phát hiện, đều yêu cầu Tiktok, các nền tảng mạng xã hội khác thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các dịch vụ này. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ chuyển cơ quan điều tra.

Trong năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Facebook gỡ bỏ 107 hội nhóm. Các hội nhóm này cung cấp các dịch vụ, nội dung khuyến khích hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm luật giao thông, trốn nợ ngân hàng…

Đối với việc bán hàng giả, hàng nhái trên TikTok, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, môi trường mạng cũng như trên môi trường thực, việc quản lý các nội dung không chỉ do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện mà các bộ, ngành đều phải cùng có trách nhiệm theo ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Cục Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng kêu gọi các cơ quan báo chí chung tay, phát huy vai trò phát hiện các trường hợp vi phạm, gửi thông tin đến đơn vị chức năng liên quan để nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức