Thứ sáu 22/11/2024 17:38

Tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân: Cần những biện pháp căn cơ

Tham gia cùng trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về những vấn đề liên quan đến hệ thống phân phối, các biện pháp kiểm soát hoạt động nhập khẩu nông sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, theo thống kê, năm 2010 VN xuất khoảng 76 triệu đô la hàng rau quả và nhập khoảng 60 triệu đô la, như vậy, phần rau quả vẫn xuất siêu.

 - Gần đây, chúng ta đã xuất và nhập rau quả 2 chiều, chủ yếu với Trung Quốc, việc nhập khẩu này cũng có 2 mặt. Vào thời điểm giáp hạt, ảnh hưởng từ thiên tai, sản xuất rau quả trong nước bị hạn chế, việc nhập khẩu sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng nếu chúng ta kiểm soát nhập khẩu không tốt, nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Từ năm 2007, VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo cam kết với WTO, có 4 mặt hàng nông sản áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, đó là muối, đường ăn, trứng gia cầm các loại và thuốc lá nguyên liệu. Các sản phẩm nông sản khác được phép nhập khẩu không hạn chế nhưng có thể kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật.

Chúng ta một mặt tiếp tục thực hiện tốt các cam kết quốc tế, mặt khác, xây dựng các hàng rào kỹ thuật. Nhưng việc xây dựng các rào cản kỹ thuật cần tính đến yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo quy định, những tiêu chuẩn kỹ thuật phải được áp dụng cho cả sản xuất trong nước và hàng hóa nước ngoài nhập vào VN. Vì vậy, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ rất cẩn trọng trong việc đưa ra các biện pháp kỹ thuật. Song có thể giải quyết vấn đề này dễ hơn bằng các biện pháp hành chính, ví dụ yêu cầu chứng minh xuất xứ của hàng hóa.

Về tiêu thụ sản phẩm nông sản và hệ thống phân phối

Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống phân phối trong nước được Chính phủ hết sức quan tâm, nhất là đối với 11 nhóm mặt hàng thiết yếu. Nhưng trong 11 nhóm hàng đó, riêng hàng nông sản đã có đến 5 mặt hàng, gồm: Gạo, muối, đường ăn, thức ăn gia súc và phân bón. Trong 5 mặt hàng trên, mức độ thiết lập hệ thống phân phối lại rất khác nhau, nên việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân cũng khác nhau. Thực tế, gạo làm tương đối tốt, nhất là sau khi có Nghị định 189 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc tiêu thụ gạo cho nông dân thông qua hệ thống phân phối được Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam thực hiện rất tốt.

Thứ hai, đối với mặt hàng muối, Tổng công ty Muối thuộc Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã đảm nhận nhiệm vụ sản xuất và làm đầu mối tiêu thụ cho nông dân. Thời gian qua, nhất là năm 2010, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT giao Tổng công ty Muối thu mua khoảng 200.000 tấn muối cho nông dân, trong khi lượng muối tồn kho lớn.

Thứ ba, hệ thống phân phối phân bón ở Trung ương tương đối tốt. Hệ thống phân phối của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - sản xuất phân đạm và Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam - sản xuất phân đạm và phân NPK các loại đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước. Nhưng ở các địa phương, hệ thống phân phối sản phẩm phân bón còn hạn chế, dẫn đến tình trạng một số loại phân bón chất lượng không đảm bảo, thậm chí có hàng giả. Đây là khâu cần tiếp tục được quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương.

Thứ tư, về thức ăn gia súc thì đúng như các đại biểu đã phản ánh. Hiện nay, thị phần thức ăn gia súc ở trong nước chủ yếu do DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh, như: Cargill của Hoa Kỳ... Vì vậy, cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch cụ thể và những biện pháp dài hạn để tăng cường đầu tư trong nước, nhất là đầu tư cho vùng nguyên liệu, ví dụ ngô, đậu tương... Trường hợp các DN kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài, có dấu hiệu vi phạm vấn đề thị phần, thị trường thức ăn gia súc, sẽ chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo các quy định của pháp luật.

Yếu nhất trong phân phối là tiêu thụ sản phẩm rau quả cho nông dân. Chúng ta thiếu những biện pháp căn cơ. Đây là vấn đề lớn mà tới đây, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các địa phương phải phối hợp chặt chẽ để giải quyết. Hiện, Bộ Công Thương đã và đang triển khai các biện pháp sau:

Một là, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, gần đây, Bộ Công Thương đã vận động 4 doanh nghiệp thương mại lớn nhất của cả nước là: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Sài Gòn Co.op, Tổng công ty Thương mại Hà Nội và Tổng công ty Phú Thái cùng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là rau quả cho nông dân.

Hai là, Bộ Công Thương đã có chương trình làm việc với một số nhà phân phối và tiêu thụ lớn như Metro, BigC... để có những chương trình ký kết hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Ba là, Bộ Công Thương đã cùng với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thí điểm sử dụng hệ thống hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tham gia vào chương trình tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa hàng về nông thôn.

Bốn là, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, trong đó có các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản cho nông dân, cái này có liên quan đến phần kinh phí, chúng tôi sẽ bàn với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong kế hoạch hàng năm đều có phần ghi cho các địa phương để xây dựng một số chợ đầu mối.

Về những biện pháp tăng cường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Thứ nhất, tăng cường ký kết các Hiệp định Mậu dịch tự do để có thể khai thác lợi thế do các hiệp định này mang lại. Vừa qua, chúng ta ký với Nhật Bản, Trung Quốc, xuất khẩu nông sản tăng lên rất nhiều.

Thứ hai, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các thị trường mới. Đây là công việc được các ngành quan tâm, nếu chúng ta tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp đấu tranh chống bán phá giá, chống phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài. Hoạt động này đã được Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PTNT triển khai.

Thứ tư, hỗ trợ nông dân trong khuôn khổ cam kết thương mại thế giới. Chúng ta được phép hỗ trợ đến 10% tổng thu nhập về nông nghiệp hàng năm cho nông dân.

Thứ năm, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo chi phí đầu vào không quá cao - Việc này đã được thực hiện qua chương trình bình ổn giá. Thời gian qua, Chính phủ đã yêu cầu các DN nhà nước và một số hiệp hội ngành nghề thực hiện việc không tăng giá bán, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất của nông dân. Ví dụ như: Phân đạm, sắt, thép... Các DN và các hiệp hội đã thực hiện tương đối tốt.

Thứ sáu, về nghiên cứu thị trường, chúng tôi đã phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương nghiên cứu kỹ các thị trường bên ngoài, làm sao để trong thời điểm thích hợp, xuất khẩu hàng hóa với giá có lợi nhất cho người nông dân. Câu chuyện về gạo là thành công lớn về sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành. Năm 2011 là năm chúng ta xuất khẩu gạo được cả về lượng và giá, đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Thứ bảy, đối với thị phần thức ăn chăn nuôi. Chúng ta có lợi thế trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng những vấn đề này liên quan đến quy hoạch, đến chủ trương kêu gọi đầu tư và các chính sách. Vì vậy, cần sớm có biện pháp giải quyết những vấn đề này, tạo điều kiện cho DN trong nước tham gia phát triển các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Hải Vân ghi

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh