Tiêu thụ nông sản: Chuyên nghiệp để tự cứu mình

Đã nhiều năm nay, các mặt hàng nông sản của Việt Nam chú trọng tới xuất khẩu mà ít chú ý tới thị trường nội địa. Tới khi các mặt hàng cùng chủng loại của nước ngoài chiếm lĩnh thị trường, nhiều DN mới giật mình vì sản phẩm của mình bị thua trên sân nhà.
Quảng bá - yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiêu thụ nông sản nội địa

Quảng bá - yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiêu thụ nông sản nội địa

CôngThương - Bán nội địa khó hơn xuất khẩu

Thời gian qua, hàng loạt DN ngoại kinh doanh trong ngành cà phê như: Starbucks, Dunkin Donuts, The Coffee Bean & Tea Leaf Vietnam… đã “nhảy vào” thị trường Việt Nam và gần đây nhất là Dao Heuang - Tập đoàn cà phê lớn nhất của Lào.

Dù tham gia thị trường cà phê Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn ảm đạm nhưng phía Dao Heuang vẫn kỳ vọng doanh số kinh doanh sản phẩm cà phê Dao tại Việt Nam sẽ đạt 5 triệu USD trong năm nay. Bà Boonheuang Litdang - Phó Chủ tịch Dao Heuang - khẳng định, hiện nay thị trường cà phê hòa tan Việt Nam chủ yếu là cà phê robusta, trong khi Dao Heuang chuyên sản xuất cà phê arabica nên có thể cạnh tranh tốt.

Tiến sĩ Ngô Văn Hải - Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT):

Mỗi địa phương cần thiết lập một kế hoạch sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu thị trường. Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đa dạng hóa hình thức tiêu thụ và tổ chức hợp lý mạng thu mua nông sản cho người dân. Người dân cần biết rõ làm ra sản phẩm rồi thì bán cho ai, bán như thế nào?.

Trong khi đó, thống kê từ Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho thấy, mỗi năm Việt Nam sản xuất ra 1,5 triệu tấn cà phê nhân nhưng chỉ có 100.000 tấn (8%) được dùng để chế biến tiêu thụ nội địa. Trong đó, 25.000 tấn dùng để chế biến cà phê hòa tan, 30.000 tấn để làm cà phê rang xay có thương hiệu, số còn lại là những loại cà phê bột không có thương hiệu.

Điểm yếu của DN trong ngành cà phê là chất lượng sản phẩm chưa cao, trình độ kinh doanh thấp, thiếu chủ động đối phó với biến động của thị trường, khả năng cân đối lợi nhuận kém. Đây là nguyên nhân khiến việc tiêu thụ nội địa khó khăn hơn xuất khẩu khi phải cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài.

Với các mặt hàng nông sản khác, thời gian qua nhập khẩu 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp 2 tháng qua đã đạt 2,44 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2013. Điều đó đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều loại nông sản trong nước sẽ khó khăn. Đơn cử là mặt hàng ngô nhập khoảng 1,3 triệu tấn (trên 300 triệu USD), tăng 36% so với cùng kỳ. Việc ngô nhập khẩu tăng đang đẩy giá ngô ở vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm chỉ còn 3.800 đồng/kg (giảm một nửa so với cuối năm 2013).

Chuyên nghiệp là tự cứu

Ông Đoàn Triệu Nhạn - Nguyên Phó Chủ tịch Vicofa - cho rằng, các DN cà phê trong nước nên chú trọng đầu tư cải tiến chất lượng, dịch vụ, tăng cường truyền thông, quảng bá để đánh thức nhu cầu nội địa.

Theo bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM (BSA), để đẩy mạnh khâu truyền thông trong việc xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường nội địa, thời gian tới, BSA sẽ triển khai dự án hỗ trợ nông sản Việt Nam, trong đó có chương trình truyền thông tại điểm bán. Mục tiêu của chương trình là ủng hộ và kích thích tiêu dùng hàng nông sản trong nước, kết nối nhu cầu kinh doanh giữa người bán và người sản xuất, quảng bá cho hàng nông sản trong nước, tạo dấu hiệu nhận diện và tăng niềm tin vào nông sản trong nước cho các cửa hàng.

Mai Ca

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Xem thêm