Thứ bảy 23/11/2024 07:23

Tiết kiệm năng lượng nhìn từ tòa nhà xanh

Là tòa nhà đạt giải Năng lượng xanh 5 sao cho cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong công trình xây dựng năm 2020, tòa nhà Trung tâm Công nghệ cao bưu chính viễn thông thuộc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đã có nhiều giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng (TKNL). Ước tính, trung bình mỗi năm, các giải pháp giúp tòa nhà tiết kiệm hơn 140 triệu đồng.

Được xây dựng trên địa bàn phường Xuân La (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), tòa nhà được xây dựng với tổng diện tích sàn 20.207m2, tổng mức năng lượng tiêu thụ mỗi năm đạt 634,7 TOE. Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng, năm 2020, tòa nhà đã thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả cho thấy, tổng mức năng lượng tòa nhà tiết kiệm được trong 3 năm qua đạt 239.931 kWh, tương đương số tiền tiết kiệm 0,44 tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm tòa nhà tiết kiệm được hơn 140 triệu tiền chi phí năng lượng.

Tòa nhà Trung tâm Công nghệ cao Bưu chính viễn thông đạt giải Năng lượng xanh 5 sao năm 2020

Theo đó, tòa nhà đã thành lập Ban Quản lý năng lượng, có 2 cán bộ quản lý năng lượng được cấp chứng chỉ Bộ Công Thương, với sơ đồ tổ chức Ban quản lý năng lượng, quy định chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong Ban; Ban hành chính sách năng lượng, kế hoạch TKNL hàng năm và năm năm. Các thiết bị điện sử dụng trong tòa nhà đều được dán nhãn năng lượng như: Tivi, tủ lạnh, đèn Led, điều hòa cục bộ.

Tòa nhà được thiết kế với các tính năng tận dụng tối đa ánh sáng, gió tự nhiên, vật liệu sử dụng trong công trình có khả năng cách nhiệt tốt. Cụ thể, mặt đứng tòa nhà được thiết kế với hệ vách kính tấm lớn xương nhôm chìm. Các thanh profile, kính hộp, phụ kiện đi kèm đồng bộ theo tiêu chuẩn châu Âu. Tại những vị trí phân tầng giáp hệ vách kính với bê tông sàn, chèn lớp bông thủy tinh 24k chống cháy lan. Các mạch liên kết kính và nhôm bịt silicol chống thấm. Tòa nhà màu xanh nhằm giảm bức xạ mặt trời.

Bên cạnh đó, hệ thống rèm che đi kèm với cửa sổ cũng là một giải pháp hữu ích khi cần điều chỉnh ánh sáng tự nhiên và giảm bức xạ mặt trời cho phù hợp với từng thời điểm trong ngày. Hệ số bức xạ mặt trời (SHGC) của hệ vách kính là: 0,1. Phần tường không trong suốt của công trình có sử dụng gạch không nung, phần tường trong suốt của công trình có sử dụng kính tiết kiệm năng lượng (Low-E), có hệ số bức xạ thấp, chịu lực tốt có chức năng phản xạ cao đối với tia hồng ngoại, cản nhiệt cao...

Để nâng cao hiệu quả công tác TKNL, tòa nhà đã từng bước thay thế 500 bóng đèn compact có công suất 40W tại các khu vực văn phòng, hành lang sang đèn LED 7W có thời gian sử dụng từ 14 - 24h/ngày. Giải pháp này đã giúp tòa nhà tiết kiệm được 50% so với dùng bóng đèn compact. Như vậy, tổng mức TKNL từ các giải pháp của tòa nhà đạt 4,2%, thời gian hoàn vốn trung bình của các giải pháp TKNL 2,5 năm.

Ông Lê Đắc Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ viễn thông - cho biết, tòa nhà có thiết kế kiến trúc xanh, áp dụng các giải pháp TKNL. Do vậy, khi tòa nhà đạt chứng nhận tiêu chuẩn 5 sao, đã mang lại niềm tự hào cho mỗi cán bộ, công nhân viên được làm việc trong môi trường xanh, thân thiện môi trường. Để nâng cao hơn nữa ý thức tiết kiệm điện, giảm phát thải ô nhiễm ra môi trường, hiện, tổng công ty đang tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; ưu tiên lựa chọn sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường…

Trong thời gian 5 năm tiếp theo mức năng lượng tiết kiệm được Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đặt ra cho tòa nhà Trung tâm Công nghệ cao Bưu chính viễn thông là 399.885 kWh, tương đương lượng tiền tiết kiệm 0,74 tỷ đồng.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ