Thứ hai 23/12/2024 18:12
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII

Tiếp tục góp ý sửa đổi Bộ luật Hàng hải

Bộ luật Hàng hải: Chủ yếu điều chỉnh các đối tượng hoạt động hàng hải thương mại Sáng nay (11/11), Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội ( UVBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi). 
Đại biểu Quốc hội thảo luận một số ý kiến khác nhau về Bộ luật Hàng hải

Báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý, cho biết: Đa số ý kiến các đại biểu đều nhất trí với các quy định trong Bộ luật dự thảo. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung có ý kiến khác nhau cần được thống nhất.

Theo đó, đối với các đối tượng điều chỉnh, UBTVQH cho rằng, Bộ Luật Hàng hải chủ yếu điều chỉnh các đối tượng hoạt động hàng hải thương mại. Vì vậy, đối với tàu cá, giàn di động, ụ nổi, phương tiện thủy nội địa, tàu quân sự, cảng quân sự, cảng cá, cảng thủy nội địa ... hiện nay đã được điều chỉnh trong các văn bản luật khác như: Luật Thủy sản, Luật Giao thông đường thủy nội địa... Do đó, không đưa tất cả các đối tượng này vào điều chỉnh trong Luật.

Nhiều ý kiến lại cho rằng, Bộ luật Hàng hải cần điều chỉnh tất cả các loại tàu, thuyền hoạt động trên biển và tất cả các loại cảng biển, cảng thủy nội địa mà không nên quy định loại trừ. Mặc dù dự thảo Bộ luật chủ yếu điều chỉnh các đối tượng hoạt động hàng hải thương mại, song trong một số trường hợp, hoạt động của các loại phương tiện, cảng này có liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng hải nhưng lại chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật nên cần có sự điều chỉnh trong Bộ luật Hàng hải.

Đối với vấn đề độc quyền vận tải hàng hải nội địa, nhiều ý kiến lo ngại việc giao cho các DN trong nước độc quyền vận tải nội địa sẽ tăng giá dịch vụ vận chuyển nội địa, ảnh hưởng tới quyền lợi của người sử dụng dịch vụ. Phân tích vấn đề này, UBTVQH cho biết: Các tàu biển của các DN khác nhau sẽ phải cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, người sử dụng dịch vụ có quyền sử dụng các dịch vụ của DN vận tải khác nhau. Hơn nữa nhà nước còn thực hiện công tác quản lý thông qua việc quy định các dịch vụ phí, lệ phí công khai giá dịch vụ vận chuyển và công tác kiểm tra, thanh tra giá dịch vụ vận chuyển đối với các DN áp giá cao đối với khách hàng. Vì vậy, không có chuyện độc quyền dẫn đến tăng giá cước vận tải.

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho rằng, quy định cảng biển cần cân nhắc và có tư duy mới, tạo đột phá trong đầu tư, khai thác cảng biển, phát huy lợi thế là quốc gia biển. Việc quy hoạch xây dựng cảng biển phải mang tính khoa học và đồng bộ. Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đề nghị cần làm rõ và hướng dẫn cụ thể quy định tiêu chí cảng biển, vùng nước nối thông với biển, đồng thời phân định rạch ròi đâu là cảng biển, đâu là thủy nội địa và cảng cá. Khi phát triển cảng biển tận dụng tối đa ưu thế đường bờ, vùng nước sâu ven biển, cảng biển không quá sâu trong nội địa gây tốn kém đầu tư và khai thác không hiệu quả. Một số cảng biển không có tàu biển ra vào mà chỉ yếu phục vụ phương tiện thủy nội địa gây lãng phí cho nhà nước.

Về bắt giữ tàu biển, nhiều ý kiến nhất trí việc luật hóa các quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển. Đồng thời, đề nghị cân nhắc không nên quy định những vấn đề về trình tự, thủ tục tố tụng trong bắt giữ tàu biển vào Bộ Luật.

Tuy nhiên, theo UBTVQH việc bắt giữ tàu biển bao gồm các quy định về thẩm quyền bắt giữ tàu biển và trình tự, thủ tục bắt giữ tàu biển theo tố tụng tư pháp. Bộ luật Hàng hải chỉ nên có một số quy định mang tính nguyên tắc để điều chỉnh việc bắt giữ tàu biển; còn đối với các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng thì cần đưa vào trong Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc ban hành luật riêng để quy định.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người