Thứ hai 23/12/2024 10:55

Tiếp cận tín dụng xanh - doanh nghiệp dệt may cần "xanh hóa" sản xuất

Nhằm giúp các tổ chức tín dụng nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn những cơ hội, tiềm năng phát triển cũng như những thách thức, rủi ro của ngành dệt may, đặc biệt là rủi ro về môi trường và xã hội, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành dệt may”.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký HHNH, ngành dệt may trong nhiều năm qua là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động ngày càng có tay nghề cao; cùng với sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, ngành dệt may đã thu được những kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, dệt may là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng, tạo ra hơi nước dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính. “Chính vì vậy, ngành dệt may là một trong các ngành được xếp vào đối tượng ảnh hưởng rủi ro về môi trường và nằm trong diện cần đánh giá khi cấp tín dụng” - ông Nguyễn Quốc Hùng cho hay.

Theo Tổng Thư ký HHNH, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành chỉ thị, quyết định, văn bản quy định về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon… cụ thể: Ngày 24/3/2015 Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong họat động cấp tín dụng; và đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của NHNN, rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

Hội thảo trực tuyến “Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành dệt may”

Tiếp theo đó, ngày 6/8/2015 NHNN ban hành Quyết định 1552/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 với 3 giải pháp: Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng - tín dụng xanh; đẩy mạnh triển khai các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng - tín dụng xanh. Đồng thời, tháng 8/2020 ban hành sổ tay đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội của 20 ngành kinh tế trong đó có ngành dệt may.

Để kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, NHNN đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành ngân hàng gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh và Ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu: Thúc đẩy phát triển "tín dụng xanh", "ngân hàng xanh", hướng dòng vốn tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon…

Thực hiện chỉ đạo của NHNN các tổ chức tín dụng đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc bằng việc xây dựng chính sách cấp tín dụng ưu đãi đối với khách hàng có phương án, dự án sản xuất kinh doanh đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh.

Kết quả, tính đến tháng 11/2021, có 67 tổ chức tín dụng triển khai "tín dụng xanh", dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm khoảng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Tuy nhiên, dư nợ đối với ngành dệt may chỉ khoảng 145.000 tỷ đồng (tăng khoảng 5.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020), chiếm gần 1,5% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Để có thể tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, mục tiêu xanh hóa sản xuất, nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất là yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược của ngành dệt may nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút được dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Còn đại diện các tổ chức tín dụng cho rằng, vấn đề cốt lõi nằm ở các doanh nghiệp dệt may. Về nguyên tắc, các ngân hàng khi cấp vốn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về cho vay mà NHNN đã ban hành nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Trong số các dự án có hiệu quả thì các ngân hàng sẽ ưu tiên tài trợ các dự án xanh. Do đó, vấn đề mấu chốt là doanh nghiệp cần phải có các dự án có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, thay đổi quy trình sản xuất, triển khai giải pháp nhằm xanh hóa sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về môi trường; chuyển đổi quy trình, dây chuyền sản xuất sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng tăng trưởng xanh.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Sẽ có 5 ngân hàng được nới room tín dụng?

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Không giới hạn số lần cơ cấu lại nợ cho khách hàng ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Tân Tổng Giám đốc 8X của PGBank là ai?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất trong năm 2025?

Ngân hàng Techcombank tham gia vào kỷ nguyên đầu tư mới

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Techcombank lập 'hat-trick' giải thưởng quốc tế với giải pháp quản trị nguồn vốn C-Cash

Đã có bao nhiêu ngân hàng công bố khung trái phiếu xanh?

Techcombank đồng hành cùng Bloomberg Business Week Vietnam tổ chức 'Vietnam Investment Summit 2024'

Ba ngân hàng quốc doanh chuẩn bị chi trả cổ tức ‘khủng’

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

Lượng tiền gửi vào ngân hàng tiếp tục đạt kỷ lục mới