Thứ hai 23/12/2024 11:35

Tiền gửi Ngân hàng SCB của người dân sẽ được giải quyết thế nào?

Tại thời điểm khởi tố vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, số tiền khách hàng gửi tại Ngân hàng SCB lên tới 511.262 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị khác. Cơ quan điều tra cáo buộc bà Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB.

Báo cáo Kết luận điều tra ghi nhận, tại thời điểm khởi tố vụ án ngày 17/10/2022, số tiền khách hàng gửi tại Ngân hàng SCB đang là 511.262 tỷ đồng theo số liệu trên sổ sách.

Cơ quan điều tra cáo buộc bà Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của Ngân hàng SCB - Ảnh: Internet

Cụ thể, tổng số tiền Ngân hàng SCB huy động từ người dân và vay các tổ chức khác là 673.586 tỷ đồng. Trong đó, có 511.262 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng; 76.845 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá; 66.060 tỷ đồng vay Ngân hàng Nhà nước; 12.693 tỷ đồng tiền gửi của các tổ chức khác và 6.756 tỷ đồng vay từ các tổ chức tín dụng khác.

Sau khi bà Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm bị khởi tố, bắt tạm giam, nhiều người dân nhất là các khách hàng của Ngân hàng SCB bày tỏ sự lo lắng đối với khoản tiền gửi trong ngân hàng này.

Trả lời về vấn đề này, luật sư Lê Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lavi, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng là một dạng hợp đồng có thời hạn hoặc không có thời hạn. Do đó, theo thỏa thuận thì đối với khoản tiền gửi đến kỳ hạn, người gửi sẽ được rút cả gốc lẫn lãi khi đến hạn. Còn đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn thì người gửi có thể rút bất cứ khi nào. Ngân hàng là một tổ chức tín dụng đồng thời cũng là môt pháp nhân kinh doanh. Tiền gửi của khách hàng được coi là nguồn vốn kinh doanh.

Luật sư Lê Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lavi - Ảnh: Nguyễn Ngọc

“Việc kinh doanh có thể có kết quả tốt hoặc không được như ý. Khi đến hạn phải thanh toán các khoản tiền gửi mà ngân hàng không có tiền trả thì có thể tiếp tục thỏa thuận gia hạn hoặc khách hàng hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu các cơ quan tài phán buộc ngân hàng phải thanh toán tiền gửi”, luật sư Sơn phân tích.

Trong trường hợp ngân hàng không có khả năng thanh toán thì hoàn toàn có thể bị mở thủ tục phá sản. Theo đó, các tài sản của ngân hàng được xử lý để trả nợ cho các chủ nợ. Ngoài ra, việc gửi tiền vào ngân hàng còn được điều chỉnh bởi Luật Bảo hiểm tiền gửi.

“Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Như vậy, trong trường hợp xấu nhất, người gửi tiền có thể được bảo hiểm tiền gửi chi trả một số tiền cố định nhưng không nhiều so với số tiền họ gửi”, luật sư Sơn cho biết thêm.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế - Ảnh: NVCC

Còn theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, ngay cả khi ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả thì theo Điều 146 Luật số 47/2010/QH12 Luật Các tổ chức tín dụng quy định rõ: “Ngân hàng vẫn sẽ được Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại cho vay để hỗ trợ thanh khoản”.

“Ngân hàng Nhà nước đã đảm bảo thanh toán tất cả các khoản tiền gửi và lãi suất kèm theo cho các chủ thể gửi tiền, mọi quyền lợi hợp pháp được bảo vệ theo pháp luật”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình

Thanh Hóa: Cưỡng chế Dự án Trường Tiểu học và THCS dân lập Thanh Hoa