Chủ nhật 22/12/2024 12:25

Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương vừa tổ chức Hội thảo quốc tế “Tiến bộ công nghệ và bối cảnh mới đối với thương mại và đầu tư quốc tế”.

Hội thảo được tổ chức trên cơ sở bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trong khuôn khổ của Chương trình WTO Chair, Phase III (WCP)-FTU, với mong muốn xây dựng một diễn đàn trao đổi, thảo luận và xúc tiến các ý tưởng nhằm phát huy vai trò tiến bộ công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đến hoạt động thương mại và đầu tư.

Các đại biểu cùng thực hiện nghi thức khởi động website chương trình FTU WTO Chair

Từ đó, kết nối các chủ thể ngành, cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO và các FTA thế hệ mới.

PGS, TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cho biết, tiến bộ công nghệ là động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và mức sống nhân dân.

Trong bối cảnh mới về thương mại, đầu tư quốc tế, các vấn đề phi thương mại trong các FTA thế hệ mới và tác động của việc thực thi những cam kết này đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như vai trò của các cơ sở giáo dục đại học trong việc nâng cao năng lực thích ứng với bối cảnh mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Ngoại thương cũng tổ chức Lễ ra mắt website chương trình FTU WTO Chair: https://wcp.ftu.edu.vn. Sự kiện có sự tham dự của GS Maarten Smeets - Viện Thương mại quốc tế, Bern, Thụy Sĩ và Cố vấn cao cấp Dự án FTU WTO Chair; TS. Werner Zdouc - Giám đốc Chương trình WTO Chairs; ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương…

Theo thông báo của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sau một quy trình đánh giá gắt gao, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã chính thức trở thành một trong 17 cơ sở giáo dục được lựa chọn từ 126 cơ sở giáo dục tại 54 quốc gia trên thế giới, trở thành cơ sở giáo dục duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia Chương trình WTO Chairs (WCP) giai đoạn 3 từ năm 2022-2026.

Trường Đại học Ngoại thương sẽ triển khai các hoạt động trong chương trình với 3 trụ cột chính là hoạt động nghiên cứu, hoạt động phát triển chương trình đào tạo và hoạt động truyền thông lan tỏa tới cộng đồng.

Các hoạt động này có hỗ trợ trực tiếp từ Tổ chức thương mại thế giới WTO và sự hợp tác của các đối tác đại diện cho các bên liên quan cả trong nước và quốc tế như Bộ Công Thương; Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva; World Trade Institute (WTI); University of Wollongong (UOW); VCCI; các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp.

Website sẽ trở thành một kênh truyền thông chính thức cập nhật các thông tin, sự kiện về Chương trình FTU WTO Chair tại trường Đại học Ngoại thương, góp phần đưa các hoạt động của Chương trình tiếp cận gần hơn tới các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục…

Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế, nâng cao năng lực và hợp tác của các bên liên quan, thúc đẩy thực thi hiệu quả thương mại quốc tế, và tác động đến quá trình hoạch định chính sách để áp dụng thành công các cam kết quốc tế.

“Mục tiêu Chương trình WTO Chair tại Trường đại học Ngoại thương không chỉ dừng lại ở những sản phẩm về nghiên cứu, Chương trình sẽ hướng tới tham gia ngày càng sâu hơn vào việc tư vấn, hoạch định chính sách, góp phần cùng các cơ quan hữu quan giải quyết các thách thức, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết thương mại để mang lại lợi ích cho tất cả các bên - PGS. TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương nhấn mạnh.

Chương trình WTO Chairs được Ban thư ký Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khởi động từ năm 2010 với mục đích nâng cao tri thức và hiểu biết về hệ thống thương mại thế giới trong giới chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024