Thứ hai 18/11/2024 05:18

Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản Việt Nam còn lớn

Hiện thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất định do siết tín dụng, pháp lý, song các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao triển vọng của nhóm cổ phiếu BĐS. Đồng thời việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu được coi là “điểm tựa mới” cho các doanh nghiệp (DN) BĐS thời gian tới.

Thông tin được các chuyên gia kinh tế, tài chính, BĐS nhận định trong Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu bất động sản” do Tạp chí Thương Gia và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, diễn ra sáng 16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay toàn thị trường có 1.664 mã chứng khoán (CK) đang giao dịch trên cả 3 sàn là HOSE, HNX, UpCoM, vốn hóa đạt gần 4,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, số lượng các DN BĐS đang niêm yết là 120 mã cổ phiếu, vốn hoá hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23%.

Hiện BĐS cũng là ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn, đang vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nhưng cho vay BĐS được Ngân hàng Nhà nước xếp vào lĩnh vực rủi ro và tiếp tục lộ trình giảm dần nguồn tín dụng vào lĩnh vực này. Do đó, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán sẽ giúp các DN BĐS đẩy mạnh triển khai dự án, tăng cung cho thị trường, giải quyết nhu cầu nhà ở bức thiết của người dân. Khi đó, giá cổ phiếu của các DN BĐS sẽ trở nên hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư mua vào lại tạo thêm vốn cho DN để mở rộng đầu tư, phát triển dự án.

Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả và gần 400 lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động, tài chính

Tuy nhiên, ông Lê Nhị Năng cũng cảnh báo, trong thời gian qua khi thị trường CK có dấu hiệu chững lại, thì việc các DN BĐS đẩy mạnh phát hành trái phiếu một cách ồ ạt cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi nguồn vốn thu được từ các đợt phát hành không được đưa vào dự án BĐS, triển khai đúng tiến độ, hiệu quả.

Trong khí đó, PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dự báo, năm 2020, có thể là một năm tích cực, đặc biệt cho thị trường BĐS, nhưng phải kiểm soát được đầu tư. Quá trình đô thị hóa, đầu tư nước ngoài, BĐS công nghiệp, đô thi thông minh, du lịch có thể phát triển trong điều kiện thi hành chiến lược đầu tư nước ngoài có thể thay đổi rõ nét hơn. Đặc biệt, việc tăng cường các nỗ lực cải cách và mở cửa, hội nhập, thể hiện rõ nhất qua việc thúc đẩy triển khai chiến lược thu hút FDI mới và tịch cực thực thi FTAs…

Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, tốc độ tăng GDP cao hơn các năm trước. Tốc độ GDP ở con số từ 6% trở lên trong năm 2020, kéo theo thu nhập của người dân ngày càng tăng; khả năng kết nối giữa các đô thị ngày càng tăng cao, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có dự án đường cao tốc để kết nối các địa phương với nhau...Dưới góc độ chuyên gia tài chính, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, thị trường BĐS có nhiều yếu tố để phát triển trong thời gian tới. Ông dẫn chứng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và ổn định; khả năng liên kết giữa các đô thị ngày càng mở rộng; DN BĐS gia tăng tiềm lực; nhu cầu đất nền và BĐS nghỉ dưỡng ngày càng được ưa chuộng.

Ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam

Đây chính là động lực cho các DN kinh doanh BĐS sẽ tiếp tục mở rộng các địa phương, vùng lân cận để đa dạng hóa sản phẩm của mình. Đồng thời các DN lớn có tiềm lực vẫn đi tìm dự án, quỹ đất để phát triển liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận được nhiều dự án, đâycũng là yếu tố cân nhắc đâe các nhà đầu tư vào cổ phiếu BĐS.

“Nhìn từ góc độ kết quả kinh doanh của DN BĐS, biên lợi nhuận ngày càng hấp dẫn. Chẳng hạn, doanh thu năm 2014 đạt 50.000 tỷ đồng, thì lợi nhuận ròng đạt khoảng 7.000 tỷ đồng và biên lợi nhuận ròng (RHS) khoảng 12%. Riêng trong 9 tháng/2019, doanh thu đạt khoảng 240.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng khoảng 35.000 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng khoảng 15,5%. Từ năm 2017 đến nay, niên lơi nhuận của các DN BĐS tăng về doanh thu và lợi nhuận” - ông Trương Hiền Phương nhấn mạnh.

Trong những năm qua, kinh tế có sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt Việt Nam có mức tăng trưởng GDP thuộc hàng nhanh nhất trong khu vực; GDP theo đầu người ước tính năm 2019 đạt 2.720 USD (tăng 7,7%); tổng FDI (9 tháng năm 2019) đạt hơn 25 tỷ USD, trong đó FDI vào bất động sản hơn 2,5 tỷ USD, chiếm tới 10,6% tổng FDI và xếp thứ 2 sau ngành sản xuất.

Các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản thảo luận về giá trị và tiềm năng đầu tư cổ phiếu bất động sản

Theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình của ngành BĐS ở mức khoảng 25 - 30%, nhưng đang giảm dần tới mức 24% trong năm 2018. Tỷ lệ ROE đã được cải thiện và đạt tỷ lệ trung bình 9%, nhờ giảm chi phí lãi vay, do ít phụ thuộc vào dòng tín dụng và cắt giảm chi phí quản trị. Đây chính là lý do các quỹ lớn nước ngoài vẫn thể hiện sự quan tâm và đầu tư vào nhóm cổ phiếu BĐS của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, khi quy mô vốn huy động lớn, các quy định cho vay đầu tư kinh doanh BĐS của hệ thống ngân hàng thắt chặt, kinh nghiệm đầu tư và huy động vốn của nhà đầu tư tăng lên, năng lực quản trị dự án và quản trị tài chính trong đầu tư BĐS đã đạt trình độ chuyên nghiệp hóa cao thì việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu được coi là “điểm tựa mới” cho các doanh nghiệp bất động sản.

“Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo UBCK Nhà nước và các bộ ngành liên quan triển khai giải pháp để phát triển thị trường CK, góp phần chuyển bớt “gánh nặng” tài trợ vốn trung và dài hạn từ thị trường tiền tệ sang thị thị trường tài chính. Với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ, thị trường CK và thị trường BĐS sẽ có bước phát triển mới trong năm 2020 và các năm tiếp theo” - ông Lê Nhị Năng đánh giá.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Nghịch lý đằng sau dự đoán của thị trường Phố Wall về cuộc bầu cử Mỹ

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có lực cầu bắt đáy

Cổ phiếu nào sẽ được các quỹ ETF mua nhiều nhất?

Chứng khoán KB Việt Nam tư vấn niêm yết thành công cổ phiếu của Công ty tập đoàn giáo dục Trí Việt

Công ty bảo hiểm đầu tiên công bố thiệt hại do bão Yagi, lợi nhuận bị cuốn trôi theo dòng nước

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Hoàng Huy khẳng định làm đúng pháp luật tại dự án 275 Nguyễn Trãi, cổ phiếu bật tăng

Thời điểm nào dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán?

Cổ phiếu VHM của Vinhomes tạm chững sau phiên giao dịch thăng hoa

Sửa đổi thông tư quỹ đầu tư chứng khoán: Đừng gây khó quỹ đầu tư

Cổ phiếu họ Hoàng Huy chao đảo sau kết luận thanh tra

Thị trường chứng khoán đang đợi cú huých từ bức tranh lợi nhuận?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á