Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Thanh Hóa đang đẩy mạnh việc đấu giá khoảng 600 dự án bất động sản từ giờ đến hết năm 2024. Việc này sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản Thanh Hóa.
Thị trường bất động sản Thanh Hóa giờ ra sao? Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng

Còn khoảng 600 mặt bằng chưa đấu giá

Từ đầu năm 2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt danh mục đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 832/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 và Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 10/7/2024, với tổng số 892 dự án (mặt bằng quy hoạch), diện tích đất thực hiện đấu giá 818,5 ha. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa tổng hợp, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đấu giá 292/892 dự án; diện tích đấu giá 118,9 ha/818,52 ha (đạt 14,5%); số tiền thu được là 9.283 tỷ đồng/22.877 tỷ đồng (đạt 40,6%). Diện tích đấu giá tăng 183% (tăng 77 ha); số tiền trúng đấu giá tăng 243% (tăng 6.576 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2023.

Một số địa phương có số mặt bằng quy hoạch đã đấu giá, với số tiền thu trúng đấu giá quyền sử dụng đất đạt cao như các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Bá Thước và thị xã Nghi Sơn.

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá
Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản (mặt bằng quy hoạch) chưa đấu giá trong năm 2024. Ảnh minh họa/Thanhhoa.dcs.vn

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc đấu giá quyền sử dụng đất chưa đạt như kỳ vọng được xác định có một phần trách nhiệm trong chỉ đạo giải phóng mặt bằng, trong tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo kế hoạch của UBND, Chủ tịch UBND một số huyện, thị xã, thành phố chưa cao; việc xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch giải phóng mặt bằng không sát với tình hình cụ thể, thực tế ở địa phương; một số dự án chưa đủ điều kiện nhưng vẫn đưa vào kế hoạch.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa chia sẻ, tuy rằng số dự án và diện tích đấu giá chưa cao so với kế hoạch đề ra trong năm 2024, nhưng bù lại, số tiền thu được lại cao, đây là một tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản Thanh Hóa.

Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian tới, các sở, ngành, đơn vị có liên quan đang tích cực đẩy nhanh tiến độ để khẩn trương thực hiện các công việc để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án theo quy định của pháp luật, phấn đấu đến ngày 31/12/2024 hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản Thanh Hóa

Để hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025, đảm bảo tuân thủ quy định, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 16687/UBND-KTTC đề nghị Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người có đất bị thu hồi đồng thuận, sớm bàn giao mặt bằng để đảm bảo đầy đủ các điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Hóa thực hiện đầy đủ các công việc theo quy định của pháp luật, để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo đến ngày 31/12/2024 phải hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024.

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá
Thị trường bất động sản Thanh Hóa sẽ nóng vào những ngày cuối năm. Ảnh minh họa/Thanhhoa.dcs.vn

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Hóa tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban, đơn vị, khẩn trương thực hiện các công việc để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án theo quy định của pháp luật, đảm bảo đến ngày 31/12/2024 hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 (trong đó cần đánh giá kết quả đạt được; làm rõ các nguyên nhân nếu không đạt kế hoạch).

Các sở: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ quy định của pháp luật, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có) để UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Hóa thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024 đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Động thái này của UBND tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng sẽ “hâm nóng” thị trường bất động sản Thanh Hóa dịp cuối năm, mà song song với đó còn là góp phần đảm bảo việc thu ngân sách nhà nước năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa.

Theo ông Lê Minh Cường, Giám đốc khối Đầu tư và Khai thác Công ty thành viên Đất Xanh Miền Bắc, việc tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất sẽ làm tăng nguồn cung các sản phẩm này trên thị trường. Tuy nhiên, các dự án này lại phân bố ko đồng đều khi tập trung vào một số địa phương như: Đông Sơn, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá,... khiến nguồn cung tại các khu vực này tăng cao cục bộ so với khả năng hấp thụ của thị trường khiến nhiều nơi tỷ lệ lấp đầy của dân cư còn thấp.

Thế nhưng trong ngắn hạn, đây vẫn là sản phẩm được các nhà đầu tư cá nhân trong tỉnh ưa chuộng bởi giá trị đầu tư ko quá lớn và khả năng thanh khoản vẫn có nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các sản phẩm khác của các chủ đầu tư trên thị trường.

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá
Hạ tầng đã được đồng bộ bài bản tại khu Hải Tiến Center (huyện Hoằng Hóa). Ảnh: Cộng tác viên

Bên cạnh đó, các dự án đấu giá mới sẽ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư dài hạn và người mua để ở. Các dự án đấu giá này thường sẽ đi kèm với kế hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ, điều này không chỉ thu hút cư dân đến sinh sống mà còn tăng cường kết nối giao thông, kinh tế khu vực. Thị trường bất động sản nhờ đó trở nên sôi động và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, các dự án hiện có hoặc đã được quy hoạch có thể sẽ chịu áp lực cạnh tranh cao hơn, buộc các nhà phát triển bất động sản phải nâng cao chất lượng, dịch vụ và tiện ích để thu hút khách hàng. Điều này mang lại lợi ích cho người mua với các sản phẩm chất lượng tốt hơn.

Cũng theo ông Lê Minh Cường, bất động sản Thanh Hóa so với một số địa phương có cùng điều kiện phát triển như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nghệ An,... thì thị trường bất động sản tại Thanh Hóa phát triển sau và đang còn dư địa tăng trưởng lớn khi mức giá chung đang còn thấp, quỹ đất nhiều và các động lực tăng trưởng kinh tế còn nhiều. Khi cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, việc thu hút đầu tư ngày càng được cải thiện sẽ thu hút lực lượng lao động lớn về đây trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu về nhà ở và bất động sản tăng cao.

Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông là một thương hiệu sản xuất và cung ứng phân bón và là người bạn đồng hành tin cậy của hàng triệu nông dân Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch đẩy mạnh phong trào thi đua 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát' trên địa bàn.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu của tỉnh Yên Bái ước đạt trên 425,5 triệu USD, đạt 101,3% kế hoạch năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Chiều 24/12, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ.
Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 24/12, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024.
Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025

UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025 trên địa bàn.
Thanh Hóa: Nông dân

Thanh Hóa: Nông dân 'thay áo mới' cho đào phai Quảng Chính

Chuẩn bị đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân xã Quảng Chính (Thanh Hóa) lại tất bật 'thay áo mới' cho những cây đào phai chuẩn bị đón Tết.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 3.400 tàu cá neo đậu an toàn tránh bão số 10

Hơn 3.400 tàu cá của Bà Rịa – Vũng Tàu đã vào nơi tránh trú an toàn, 1.818 tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, đã được kết nối, hướng dẫn tránh bão số 10.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động