Thương vụ Việt Nam tại Italy nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều giảm thiệt hại

Cho đến nay, chỉ còn khoảng 30 container hạt điều xuất khẩu sang Italy bị mất kiểm soát với bộ chứng từ, trị giá mỗi container khoảng 200 ngàn USD, tổng cộng khoảng 6 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng. Như vậy đã giảm nguy cơ thiệt hại lớn từ gần ngàn tỷ đồng xuống còn 130 tỷ đồng.
Vụ các container hạt điều xuất khẩu sang Italia: Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp ra sao? Vụ 100 container hạt điều xuất sang Italia: Bộ Công Thương vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp

Ông Nguyễn Đức Thanh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy – đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương liên quan đến vụ các lô hàng container hạt điều xuất khẩu sang Italy có dấu hiệu bị lừa đảo.

Thưa ông, ngay sau tiếp nhận thông tin về vụ các container hạt điều xuất khẩu sang Italy có dấu hiệu bị lừa đảo, Thương vụ Việt Nam tại Italy đã vào cuộc như thế nào để gỡ khó cho các doanh nghiệp?

Ngày 5/3/2022, có 1 doanh nghiệp báo cáo sự việc về lô hàng container xuất hẩu hạt điều sang Italy có dấu hiệu bị lừa đảo, Thương vụ Việt Nam tại Italy đã ngay lập tức khởi hành gần 700km đến cảng biển Genova, phía Bắc Italia, để xử lý vụ việc. Bởi chúng tôi cho rằng nếu chậm xử lý là bên mua có thể thông quan nhận hàng của Việt Nam mà không trả tiền.

Thương vụ Việt Nam tại Italy nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều giảm thiệt hại
Ông Nguyễn Đức Thanh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy

Thương vụ nhanh chóng làm việc với hãng tàu COSCO và các cơ quan liên quan. Đúng lúc Thương vụ đến, đã có vài container hạt điều của Việt Nam cập cảng, người mua đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để đòi nhận mấy container này. Hãng vận tải giải thích theo Luật thương mại quốc tế, hãng phải giao hàng cho người nhận có bộ chứng từ gốc, không thì họ sẽ kiện. Trước tình hình đó, Thương vụ đã giải thích về việc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị lừa, do chưa nhận được tiền mà người mua đã lấy được bộ chứng từ gốc theo một cách nào đó ở bên Italy. Nhận thấy Tham tán thương mại Việt Nam tại Italia trực tiếp đến nhanh để ngăn chặn vụ việc trên, COSCO đã tin tưởng Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Italia không thể lừa dối và tham vấn với các luật sư, nên đã đồng ý dừng ngay việc giao lô hàng cho người mua.

Cùng lúc đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia đã gửi Công hàm tới các Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh Tài, Bộ Kinh tế phát triển, các cơ quan cảng biển, hải quan, cảnh sát kinh tài, phòng thương mại khu vực, Hãng vận tải DHL, ngân hàng... để thông báo vụ việc lừa đảo lớn này và phối hợp hỗ trợ.

Sau đó, đến ngày 8/3, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy mới nhận được công văn của Hiệp hội hạt điều Việt Nam về việc có gần 10 công ty xuất khẩu Việt Nam đã xuất đi 100 container cho nhóm công ty lừa đảo Italy trị giá cả ngàn tỷ đồng. Đây là một vụ lừa đảo lớn trong thời gian ngắn chưa từng xảy ra.

Thương vụ cũng ngay lập tức triển khai, hướng dẫn doanh nghiệp những việc cần làm. Đó là các bộ hồ sơ gốc chưa gửi phải giữ lại ngay; bộ nào gửi Hãng vận tải DHL rồi phải yêu cầu gửi trả lại ngay; bộ nào đã bị nhóm người xấu nhận rồi phải báo chi tiết tên người nhận, thời gian và địa điểm nhận để tìm cách truy vết.

Tại Việt Nam, Thương vụ đề nghị Hiệp hội và doanh nghiệp làm việc để Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ra phán quyết khẩn cấp yêu cầu các hãng tàu tạm dừng việc giao hàng đã đến cảng Italy cho người có chứng từ gốc. Tuy nhiên, đến nay, việc này chưa xử lý được tại Việt Nam khiến khối lượng công việc mà Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phải xử lý khá lớn, trong đó có việc gặp các hãng tàu ở Italia và các cơ quan liên quan để đề nghị dừng giao hàng.

Với việc “đánh động” nhanh và mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam đã dừng không giao bộ chứng từ gốc, đòi được một số bộ chứng từ chuyển ngược lại Việt Nam. Vì vậy, chỉ còn khoảng 30 bộ chứng từ của 30 container trong tổng số 100 container là bị mất kiểm soát chứng từ.

Ngày 10/3, Thương vụ tiếp tục đi về phía Nam Italy để làm việc với các ngân hàng, Hãng vận tải DHL, quân cảnh, cảng Napoli... để truy tìm chứng từ và tìm hiểu nguyên nhân thất thoát chứng từ vào tay nhóm lừa đảo.

Cho đến nay, chỉ còn khoảng 30 container bị mất kiểm soát với bộ chứng từ, trị giá mỗi container khoảng 200 ngàn USD, tổng cộng khoảng 6 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng. Như vậy đã giảm nguy cơ thiệt hại lớn từ gần ngàn tỷ đồng xuống còn 130 tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro liên quan lô hàng 30 container này là phải đòi được chứng từ gốc hoặc phải có phán quyết của các cơ quan Tòa án Italy thì mới có thể trả lại sở hữu cho người xuất khẩu Việt Nam và để bán cho người mua khác. Từ đó, giảm rủi ro từ việc chậm trễ, hạt điều không thể để quá lâu ở cảng tốn phí lưu kho bãi và hàng hóa hư hỏng.

Hiện nay, Chính phủ, các Bộ ngành như Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp, Công an... cũng đang tích cực triển khai các biện pháp tiếp theo để xử lý vụ việc này. Hiệp hội Hạt điều, các doanh nghiệp liên quan và các luật sư đang tích cực hoàn thiện hồ sơ vụ việc đưa ra tòa án ở Italia để xử lý.

Ngày 17/3, Thương vụ sẽ đi lên cảng phía Bắc La Spezia (một cảng khác của Italy) để làm việc, và dừng các container sẽ cập cảng trong vài ngày tới.

Thương vụ Việt Nam tại Italy nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều giảm thiệt hại

Có chuyên gia cho rằng, việc xuất khẩu 100 container hạt điều nói trên rủi ro là vì sử dụng phương thức thanh toán D/P (nhờ thu kèm chứng từ). Ông đánh giá như thế nào về những rủi ro trong phương thức thanh toán này? Liệu có phải do D/P có lợi thế là thủ tục đơn giản, không mất phí, nên đến nay 80-90% doanh nghiệp xuất khẩu, cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu điều chọn D/P?

Trong thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: điện chuyển tiền (T/T), trả tiền nhận chứng từ (D/P), CAD, thư tín dụng (L/C). Hình thức thanh toán nào thì cũng đều có ưu, nhược điểm từ góc độ của mỗi bên tham gia kinh doanh. Vì vậy không thể khẳng định rằng các doanh nghiệp sử dụng phương thức D/P nên dẫn đến rủi ro của sự vụ này. Phương thức D/P thường chỉ giữa người mua và người bán có quan hệ tốt từ trước, tin tưởng nhau gần như hoàn toàn; nhưng rủi ro vẫn chủ yếu do bên bán chịu như giá cả thay đổi trên thị trường khiến người mua đổi ý muốn gây sức ép giảm giá...

Ngoài các phương thức trên thì có những phương thức hỗn hợp... mà không thể nêu hết được. Những phương thức dựa trên lòng tin thì kể cả hai bên ghi số, cho nhận hàng bán rồi trả sau, hay hàng đổi hàng. Trước đây có Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I thường xuyên thực hiện xuất nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng với khách hàng nước ngoài có quan hệ truyền thống tốt.

Trường hợp mua bán hạt điều vừa qua thì có thông tin cho rằng có người môi giới tạo lòng tin của người xuất khẩu Việt Nam nên các công ty Việt Nam tin tưởng người môi giới dẫn đến bị lừa hàng loạt.

Từ vụ việc trên, ông có lời khuyên gì đối với cá doanh nghiệp xuất khẩu để hạn chế rủi ro khi giao dịch quốc tế?

Từ trước tới nay, song song với việc thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam, tại các hội thảo hợp tác kinh tế hoặc diễn đàn giao thương, Thương vụ Việt Nam tại Italia cũng luôn lưu ý doanh nghiệp cần thận trọng trong các điều khoản thanh toán. Không chỉ tại Italia, mà tình trạng lừa đảo diễn ra ở khắp các nước trên thế giới. Bài học rút ra là các doanh nghiệp cần thận trọng trong các điều khoản của hợp đồng, nhất là điều khoản về thanh toán, cần xác minh doanh nghiệp để hiểu về đối tác của mình. Các doanh nghiệp nên liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu trước khi ký hợp đồng. Nhiều vụ việc đã xảy ra rồi, doanh nghiệp Việt Nam mới liên hệ với Thương vụ để đi xác minh. Trong khi, nhiều địa chỉ của doanh nghiệp Italia là địa chỉ giả mạo, khi đến thực tế địa chỉ đó không có văn phòng công ty nào như phía Việt Nam đưa ra.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà sản xuất không có nhân viên xuất nhập khẩu có ngoại ngữ, chuyên môn ngoại thương nên khó khăn, kể cả có nhân viên chuyên môn ngoại thương nhưng cũng cần phải luôn trau dổi kiến thức, kinh nghiệm. Đặc biệt, có thể công ty không đủ tuyển nhân viên chuyên môn thì nên thuê theo hợp đồng, trao đổi với những công ty trong cùng lĩnh vực. Vai trò của Hiệp hội cũng cần nâng cao.

Sắp tới, chúng tôi dự kiến tổ chức thêm nhiều hội thảo khóa học hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để chống lừa đảo thương mại.

Xin cám ơn ông!

Thu Phương (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các tham tán tại châu Mỹ đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Mỹ

Xem thêm