Nhờ tác động từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), xuất khẩu tôm đến các thị trường EU, Canada… đã liên tục tăng trưởng khả quan trong thời gian qua.
Nhích dần từng tháng cùng với đà hồi phục của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 tháng qua đã cán đích xấp xỉ 440 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 229,27 tỷ USD và nhập khẩu đạt 210,55 tỷ USD. Thặng dư thương mại đã lập đỉnh mới với con số xuất siêu là 18,72 tỷ USD, trở thành điểm sáng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Sau 10 tháng,hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục khả quan khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đang dần phục hồi tốt. Xuất siêu cũng tiếp tục được duy trì với con số cao kỷ lục.
Để tăng xuất khẩu gạo vào EU, ngoài khâu tổ chức trồng trọt thì doanh nghiệp gạo phải tập trung vào khâu marketing, đóng gói nhãn mác, phát triển thương hiệu. Có như vậy người tiêu dùng EU mới biết tới gạo Việt nhiều hơn, từ đó giúp doanh nghiệp tăng lượng hàng và giá trị, hưởng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Ireland xuất khẩu hải sản trị giá hơn 600 triệu euro hàng năm đến hơn 70 quốc gia, và Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trường tiềm năng. Từ năm 2017 đến 2019, xuất khẩu thủy sản Ireland sang Việt Nam đã tăng hơn 60%. Nhận thấy nhu cầu và mức tiêu thụ hải sản Ireland tại Việt Nam ngày càng cao, Bord Bia (Ủy ban Thực phẩm Ireland) đã xúc tiến nhiều chương trình nhằm nắm bắt các cơ hội tại thị trường mới và tăng trưởng nhanh này.
Sự phục hồi trở lại của xuất khẩu cá tra trong những ngày gần đây đang có tác động tích cực đến thị trường giá cá tra nguyên liệu trong nước, giúp người nuôi bước đầu có lãi sau chuỗi ngày liên tiếp lỗ nặng vì rớt giá.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 7,34 triệu USD, tăng 12,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hà Tĩnh trong 10 tháng đầu năm 2020 đạt 920,83 triệu USD, tăng 34,52% so với năm trước.
Xuất khẩu sắn tăng rất mạnh trong năm nay, bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Qua đó, góp phần quan trọng làm tăng trưởng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn.
Dù đơn hàng đã có những tín hiệu phục hồi nhưng gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu da giày lại đang phải đối mặt với nỗi lo về nguồn nhân lực và tài chính. Chưa hết, tại một số nước ở khu vực Liên minh châu Âu mới đây đã thông báo tiếp tục phong tỏa biên giới để ngăn dịch Covid gia tăng cũng làm dấy lên lo ngại về viễn cảnh đơn hàng đã sản xuất có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.