Thứ sáu 15/11/2024 08:26

Thương mại Việt Nam - Brazil: Triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD năm 2015

Kinh tế Brazil đang suy thoái, dự báo GDP giảm 3% trong năm 2015, quy mô thương mại của Brazil với thế giới giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực xúc tiến thương mại (XTTM) của thương vụ và sự quan tâm của doanh nghiệp, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn tăng trưởng 20,8% so với cùng kỳ, triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD trong năm 2015.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Brazil trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 2,723 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xuất khẩu đạt 1,144 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 1,579 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brazil trong 9 tháng đầu năm 2015 đều đạt mức tăng trưởng khá, bao gồm điện thoại và các linh kiện đạt kim ngạch 433,3 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ; Máy vi tính linh kiện điện tử đạt 79,2 triệu USD, tăng 19%; Máy móc thiết bị phụ tùng khác 61,3 triệu USD, tăng 6%; Hàng dệt may đạt 55,3 triệu USD, tăng 11%; Phương tiện vận tải phụ tùng 42,8 triệu USD, tăng 10,3%; Sơ xợi dệt các loại 31,2 triệu USD, giảm 34%; Giày dép các loại đạt 169,3 triệu USD, giảm 16,4%; Hàng thủy sản đạt 54,4 triệu USD, giảm 42,9% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Brazil bao gồm ngô hạt đạt 610,5 triệu USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ; Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 231,3 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ; Nguyên phụ liệu dệt may da giày 143,9 triệu USD, tăng 23,7%; Lúa mì đạt 75,1 triệu USD (số liệu nhập khẩu cùng kỳ không thể hiện); Bông các loại đạt 86,9 triệu USD, tăng 138%; Đậu tương đạt 220,8 triệu USD, giảm 18,6%.

Để ứng phó kịp thời với tình biến động trong bối cảnh suy thoái kinh tế, phấn đấu đạt kế hoạch xuất khẩu được giao, thương vụ đã chọn lựa, ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai công tác xúc tiến thương mại (XTTM) tại các vùng miền kinh tế trọng điểm, nơi tập trung hệ thống sản xuất, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu cùng các địa bàn tập trung đông dân cư có thu nhập cao ổn định, có nhu cầu hàng hóa và sức mua lớn nhằm giữ vững bạn hàng, mở rộng thêm các đầu mối xuất khẩu. Trong mấy tháng qua, thương vụ đã chủ trì và phối hợp tổ chức liên tiếp các đợt XTTM, chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp tại các địa phương để kết nối hàng trăm doanh nghiệp hai bên.

Các doanh nghiệp có nhu cầu liên kết đầu tư, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu về gỗ, đồ gỗ nội thất, may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, ngô, đậu tương, hạt điều, bông, sợi, nguyên liệu thuốc lá, thịt, vật liệu xây dựng (sợi cường lực), thiết bị y tế (ống - stent thông mạch máu não trong điều trị nhồi máu não) có thể liên hệ với thương vụ để được giới thiệu đối tác.

Phạm Bá Uông - Thám tan TM Việt Nam tại Brazil
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ Việt Nam - Brazil

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp