Thứ hai 23/12/2024 19:47

Thương mại Mỹ - Trung: “Bóng ma” Covid - 19 đe dọa

Ngày 15/1/2020, Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1; nhằm ngăn chặn sự leo thang thương chiến giữa hai nước đã kéo dài gần hai năm. Nhưng chỉ vài ngày sau, một đợt bùng phát dịch Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán rồi lan nhanh khắp Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp (DN) phải đóng cửa trong nhiều tuần; gây căng thẳng cho tiêu dùng và giảm nghiêm trọng năng suất sản xuất cũng như xuất khẩu của Trung Quốc.    

Theo số liệu công bố ngày 13/3, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 17,2% trong tháng 1 và 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, nước này đã báo cáo thâm hụt thương mại hiếm hoi ở mức 7,1 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2018. Dữ liệu đặt câu hỏi về khả năng nhập khẩu của Trung Quốc, theo cam kết trong thỏa thuận thương mại, đối với hàng hóa trị giá 77 tỷ USD từ Mỹ trong năm nay bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng, dịch vụ và hàng hóa sản xuất.

Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu tích cực

Covid-19 cũng làm tăng thêm sự không chắc chắn của các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc. Một nghiên cứu được công bố bởi Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho thấy, sự không chắc chắn trong mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung là lý do chính đối với việc giảm đầu tư vào Trung Quốc.

Trong một khảo sát riêng biệt tập trung vào tác động của Covid-19, 44% DN bi quan về việc virus sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương Mỹ -Trung như thế nào. Với kỳ vọng có thêm 77 tỷ USD thương mại dự kiến sẽ xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, có nghĩa là mua thêm 77 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, nhưng các DN dự đoán sẽ không đạt được điều đó do Covid-19.

Còn theo số liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã tăng 2,5% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu giảm 27,7%. Sự sụt giảm bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc đóng cửa các nhà máy trên khắp Trung Quốc vào tháng 1 và 2 khi các nhà chức trách cố gắng ngăn chặn sự bùng phát của virus mới.

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất là một thước đo cho hoạt động sản xuất đã rơi xuống mức thấp kỷ lục 35,7 trong tháng 2, dưới mức chỉ số 38,8 được ghi nhận vào tháng 11/2008, khi bắt đầu suy thoái kinh tế toàn cầu. Yếu tố quan trọng hiện nay là làm thế nào để dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát và DN tiếp tục hoạt động bình thường.

Hiện, công nhân đang dần trở lại thành phố sau thời gian nghỉ kéo dài. Gần 1/3 DN trong cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ cho biết sẽ quay trở lại hoạt động kinh doanh bình thường vào cuối tháng 3, và khoảng 12% DN dự kiến sự chậm trễ sẽ kéo dài suốt mùa hè năm nay. Tuy nhiên, các DN đã và đang chuẩn bị phương án cho việc giảm doanh thu do sự bùng phát dịch Covid-19. Gần 50% DN dự kiến doanh thu của họ sẽ giảm trong năm nay nếu việc kinh doanh không thể trở lại bình thường trước ngày 30/4, trong khi gần 20% DN cho biết doanh thu sẽ giảm hơn 50% nếu dịch bệnh kéo dài đến ngày 30/8.

Trong khi đó ở Mỹ, Quốc hội đã bắt đầu sử dụng dịch Covid-19 để gây sức ép đối với Tổng thống Donald Trump, nhằm xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc và thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu. Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ từ lâu đã chỉ trích mạnh mẽ chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Trump, nhưng lại im lặng những tháng gần đây sau chiến thắng của lưỡng đảng khi thông qua hiệp định NAFTA sửa đổi. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa trong Quốc hội chấp nhận cách tiếp cận của chính quyền Trump với mức thuế hàng hóa trị giá 360 tỷ USD, các lần tăng thuế và trả đũa sau đó đã gây tổn hại cho nhà sản xuất, người nông dân và nhà bán lẻ. Nhưng điều đó đã thay đổi khi các nhà lập pháp cân nhắc làm thế nào để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ khỏi sự lây lan của Covid-19. Các nhà sản xuất đang kêu gọi những nhà lập pháp hỗ trợ tạm thời dừng lại hoặc loại bỏ một số thuế quan để ứng phó với sự bùng phát ngày càng tăng của dịch bệnh. Cơ quan đại diện Thương mại Mỹ không ủng hộ đề xuất này nhưng đã thừa nhận tác động kinh tế của Covid-19 là một vấn đề nghiêm trọng.

Chính quyền Trump đã bắt đầu miễn trừ thuế quan đối với một số sản phẩm thiết bị y tế nhập khẩu từ Trung Quốc. Một số mặt hàng được miễn thuế là găng tay cao su, khẩu trang, khăn lau khử trùng và các sản phẩm kháng khuẩn thường thấy trong phòng khám y tế. Sự thiếu hụt thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang, đã gây ra cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Một số nhà lập pháp lên tiếng bày tỏ mối quan ngại dịch bệnh đe dọa chuỗi cung ứng y tế, do có sự phụ thuộc toàn cầu vào sản xuất y tế của Trung Quốc. Các nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ tỏ ra háo hức với ý tưởng tạm dừng thuế quan Mục 301 đối với Bắc Kinh, bởi thực sự cần thiết để có được thỏa thuận thương mại trong giai đoạn 2. Nhưng có thể thấy một số cứu trợ và sự chắc chắn hơn cho người Mỹ khi nói đến thuế quan theo Mục 232, điều khoản từng được biết đến mà chính quyền Trump đã sử dụng để đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm dưới danh nghĩa an ninh quốc gia. Các tập đoàn sản xuất và kinh doanh lớn đã bắt đầu thúc ép chính quyền Trump coi việc giảm thuế là một lựa chọn để giúp các công ty Mỹ đối mặt với dịch bệnh. Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia đã công bố kế hoạch hành động thúc giục Tổng thống Trump xây dựng một danh sách mục tiêu các sản phẩm Trung Quốc, trong đó thuế quan và thuế trả đũa có thể bị tạm dừng hoặc gỡ bỏ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc giảm thuế không nằm trong kế hoạch của Nhà Trắng cho gói kích thích chống virus. Tổng thống Trump đã thả nổi phần lớn một gói hỗ trợ kinh tế, bao gồm cắt giảm thuế tiền lương tạm thời và cứu trợ lớn khác cho những ngành công nghiệp khó khăn như các hãng hàng không. Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cũng từ chối lời kêu gọi Nhà Trắng tạm dừng thuế quan như một phần trong nỗ lực kích thích nền kinh tế Mỹ.

Các cổ phiếu trên Phố Wall đã giảm mạnh trong 10 ngày giao dịch đầu tiên của tháng 3 khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm gần 8%. Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn nghiêm trọng khi Tổ chức Y tế Thế giới báo động Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống