Thứ tư 20/11/2024 08:37

Thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom giun đất khô: Dược liệu chữa bệnh gì?

Nhu cầu giun đất khô ở Trung Quốc tăng mạnh do dược liệu này được dùng để chữa nhiều căn bệnh phổ biến liên quan tới tim mạch, gan, phổi, xương khớp.

Trong những ngày gần đây, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua giun đất khô với khối lượng lớn. Lý do chính là nhu cầu tại Trung Quốc tăng mạnh, từ 400 tấn giun đất khô năm 2010 lên 675 tấn năm 2020 tương đương 6.750 tấn giun đất tươi (10kg giun tươi sấy được 1kg giun khô).

Vài năm trước, mặt hàng này có giá khoảng 9 USD/kg nay có thể lên tới 38-41 USD/kg. Ở Việt Nam, hiện giá rao bán 1 kg giun đất khô từ 700.000 đồng.

Giun đất được làm sạch, sấy khô chế biến thành dược liệu. Ảnh: Allthingshealth

Giun đất còn gọi là địa long (rồng đất), sống trong đất ẩm, hầu hết có màu nâu đỏ, một số màu xanh lục. Y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập đã sử dụng giun đất để điều trị các tình trạng như sốt cấp tính.

Ở Trung Quốc, giun đất được thu hoạch ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến từ mùa xuân đến mùa thu và vào mùa hè ở nhiều vùng khác. Ngay sau khi bắt, giun được bỏ nội tạng và tạp chất, rửa sạch, phơi nắng hoặc để trong nhà nhiệt độ thấp.

Sử dụng trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, giun đất có liên quan đến bàng quang, gan, phổi và lá lách, có tính mặn và lạnh. Do đó, giun đất phát huy công dụng bằng cách làm giảm nóng gan và sạch phổi, tốt cho người nóng trong, khôi phục cân bằng âm dương.

Một số người cũng tin rằng giun đất có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp. Do đó, nhu cầu sử dụng loại dược liệu này càng tăng cao khi số người mắc các bệnh về tim mạch ngày càng nhiều.

Giun đất được kê đơn cho hơn 80 bệnh như hen suyễn, cao huyết áp, quai bị, lở loét, ung thư…

Cụ thể, giun đất có thể điều trị rối loạn tâm thần, trầm cảm, động kinh, giảm các triệu chứng như hôn mê, co thắt, co giật, nói không mạch lạc. Kết hợp với các vị thuốc bổ khí hoạt huyết khác, giun đất làm giảm di chứng phong hàn.

Ngoài ra, giun đất còn có tác dụng giảm đau khớp biểu hiện qua các triệu chứng như tê tay, khớp sưng đau, duỗi khớp khó. Loại dược liệu này còn có thể làm giảm chứng thở khò khè, khó thở; loét ở chi dưới; bỏng, nhọt.

Thành phần dinh dưỡng

Theo Bvsalud, các nghiên cứu hiện đại cho thấy protein và peptide là thành phần chính trong giun đất, được sử dụng để điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não như cục máu đông, đột quỵ.

Không chỉ vậy, giun đất có hàm lượng sắt và axit amin rất cao, giúp phân hủy thức ăn và sửa chữa các mô cơ thể. Do đó, giun đất có thể cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Loại dược liệu này có khả năng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy. Là một nguồn cung cấp canxi dồi dào, giun đất tăng cường sức khỏe của xương.

Hai tác giả Abdullah Adil Ansari và Kaminie Sitaram đã có công trình nghiên cứu bột giun khô đăng tải trên tạp chí Công nghệ Thực phẩm Mỹ. Họ chứng minh rằng bột giun đất có đặc tính kháng nấm, hiệu quả trong việc điều trị nhiễm nấm.

Lưu ý và tác dụng phụ

Theo Allthingshealth, những người có vấn đề dạ dày, lá lách không nên ăn giun đất. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này.

Vì giun đất có vị khá mặn và tanh nên dễ gây buồn nôn, thậm chí nôn mửa ở một số người nhạy cảm. Người được kê đơn có thể tránh tác dụng phụ này bằng cách dùng giun đất ở dạng bột hoặc kết hợp với các loại thảo mộc và trái cây có múi. Một số người bị dị ứng với giun đất.

vietnamnet.vn
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch