Thứ tư 06/11/2024 08:16

Thuốc tránh thai, thuốc có khả năng đánh bay nồng độ cồn chỉ là trò bịp

Dân mạng truyền tai nhau thuốc tránh thai khẩn cấp nói riêng hay một số loại thuốc nội tiết tố nói chung có khả năng chuyển hóa rượu và "đánh bay" nồng độ cồn.

Những ngày qua, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng và kẹo được quảng cáo giúp "đánh bay nồng độ cồn", "giải rượu bia thần tốc", "xả nhanh lượng cồn, hỗ trợ giảm nhanh cơn say"...

Chuyên gia khẳng định thuốc tránh thai không thể giải được nồng độ cồn. Ảnh: Hương Giang

Không có thuốc nào có thể "đánh bay nồng độ cồn"

Về vấn đề này, các chuyên gia đều khẳng định không có bằng chứng khoa học về những sản phẩm có khả năng "đánh bay" nồng độ cồn.

Thông tin từ Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế cũng cho biết chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng "thổi bay" nồng độ cồn.

Ngay cả thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng này. Hiện chỉ có một số thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hoá, làm tăng việc đào thải qua gan, giảm hấp thu rượu chứ không thể làm hết nồng độ cồn trong máu cũng như hơi thở.

Theo các chuyên gia, trên thực tế có một số thuốc gây cảm ứng enzym gan, giúp gan tăng cường chuyển hoá, đào thải rượu. Tuy nhiên, loại thuốc này phải chỉ được dùng trong cấp cứu y khoa (nghiện rượu, ngộ độc…) với sự chỉ định của bác sĩ. Quá trình sử dụng thuốc phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế vì có thể gây ra phản ứng nguy hại cho sức khoẻ.

Chẳng hạn với 1 đơn vị cồn (tương đương 300 ml bia hoặc 30 ml rượu), bình thường cơ thể phải mất khoảng 1 giờ đồng hồ mới đào thải hết nhưng nếu sử dụng thuốc quá trình chuyển hóa có thể diễn ra nhanh hơn 30-45 phút.

Mặc dù vậy, chuyên gia khuyến cáo không thể "thổi bay" được nồng độ cồn trong chốc lát.

Sử dụng thuốc tránh thai giải rượu có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng

Trước thông tin thuốc tránh thai có thể giải rượu, ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định, thuốc tránh thai không thể giải được rượu, cũng không có bất kỳ mối liên quan nào giữa chuyển hóa cồn với các thành phần của thuốc.

"Không có mối liên quan giữa chuyển hóa cồn và thành phần của thuốc tránh thai khẩn cấp. Vấn đề này chưa có số liệu khoa học và cũng không có khuyến cáo nào về việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp để giải rượu", bác sĩ Thành khẳng định.

Theo phân tích của nam bác sĩ, bản chất thuốc tránh thai khẩn cấp là các chất nội tiết tố, đặc biệt là progesterone. Đây là loại hormone khi phụ nữ mang thai tiết ra để ngăn trứng không rụng, từ đó không thể tiếp tục thụ thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp cấp một lượng lớn nội tiết tố progesterone vào cơ thể để "bắt chước" quá trình này.

Một vấn đề đặt ra là các thuốc nội tiết tố đường uống sẽ được chuyển hóa qua gan. Do đó, khi đã sử dụng rượu bia, vốn dĩ gan đã phải làm việc rất vất vả để chuyển hóa ethanol thì lại phải gánh thêm công việc chuyển hóa progesterone. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gan quá tải.

“Nếu uống cùng lúc thuốc tránh thai và rượu có thể khiến gan bị quá tải, nguy cơ gây bệnh lý về gan cao hơn. Đàn ông lạm dụng nhiều thuốc tránh thai, tự bổ sung hormone nữ giới vào cơ thể cũng không tốt.

Bên cạnh đó, rượu làm giảm lượng glucose trong máu, dẫn tới chóng mặt ở người say. Uống rượu, bia khiến bạn mệt mỏi, mất nước nên càng nôn nao, đau đầu. Sử dụng thuốc tránh thai lúc này có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tính mạng”, bác sĩ Thành cảnh báo.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không truyền tai nhau các mẹo giải rượu không rõ nguồn gốc, gây hại sức khỏe. Mọi người nên áp dụng phương pháp được bác sĩ khuyến cáo như uống nước lọc, nước gừng, nước chanh, nước cam, mật ong.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyến cáo nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky mỗi ngày.

Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Không cho trẻ em và tuổi vị thành niên uống rượu bia.

Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần. Sau uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời; hoặc ở những nơi nguy hiểm, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.

Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chủ đề: chăm sóc y tế

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ 5.000 người lao động về quê đón Tết

Hà Nội: Phát huy tối đa giá trị các nguồn lực để phát triển toàn diện

Quảng Bình: Mưa lớn làm chia cắt và cô lập nhiều thôn, xã ở khu vực miền núi

Hải Phòng: Lan tỏa văn hóa nghệ thuật, du lịch đêm

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông