Thuốc lá thế hệ mới: Quản hay cấm?

Không chỉ ở Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới là đề tài tranh luận của giới khoa học về những lợi điểm và hạn chế của nó. Quan điểm đối với việc quản lý các dòng sản phẩm thuốc lá không khói này hiện vẫn mang nhiều sắc thái khác nhau, với sự tham gia của nhiều tổ chức và nhà khoa học liên quan nổi cộm với hai vấn đề: quản hay cấm?

Trên thế giới hiện có nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ chọn hình thức ngăn chặn sự tiếp cận bao gồm mua bán, sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như: Argentina, Brazil, Brunei, Campuchia, Ethiopia, Gambia, Ấn Độ, Iran…

Năm 2019, San Francisco tuyên bố cấm việc bán, phân phối thuốc lá điện tử tại bang này. Tuy nhiên, nhiều phản ứng trái chiều cho rằng quy định này sẽ làm những người nghiện thuốc lá quay về với thuốc lá điếu, mặt khác, sẽ làm thuốc lá điện tử chợ đen tăng mạnh.

Cũng chính vì sự phản đối của dư luận, trong đó có cả các chuyên gia soạn thảo luật và chuyên gia y tế, mà tháng 6 vừa qua, Ủy ban soạn thảo Dự luật của Hội đồng Legco Hồng Kông đã thông báo chấm dứt dự luật cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới gồm: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (HTP) và các hệ thống cung cấp nicotin điện tử khác. Một trường hợp tương tự, Bộ trưởng Bộ Y tế Úc Greg Hunt cũng quyết định hoãn lại dự luật cấm nhập khẩu dung dịch chứa nicotin đến ngày 1/1/2021 thay vì 1/7/2020 như kế hoạch ban đầu.

Khác với Hồng Kông hay Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Mỹ ngay từ đầu đã cho phép thuốc lá thế hệ mới lưu hành chính thức như một công cụ bổ trợ cho chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện.

Trong báo cáo chính sách “Cung cấp nicotin không khói: Giảm thiểu tác hại thuốc lá,” Học viện Y khoa Hoàng gia Anh đề nghị các cơ quan y tế công cộng cần theo kịp tiến độ của khoa học và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực sản phẩm không khói để mang đến lợi ích cho sức khỏe cộng đồng: “… Luật pháp không nên được thông qua với mục đích cản trở sự phát triển và sử dụng của các sản phẩm không khói giảm thiểu tác hại cho người hút thuốc lá.”

3604-image001
Quyết định của FDA đối với sản phẩm thuốc lá làm nóng của PMI được xem là hành động ủng hộ của tổ chức này với hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại trong ngành công nghiệp thuốc lá. Ảnh: website FDA

Cơ quan Y tế Canada cũng tham khảo hướng tiếp cận của Bộ Y tế Anh, và khuyến cáo “chuyển đổi hoàn toàn từ hút thuốc lá điếu đốt cháy sang sử dụng thuốc lá điện tử có thể giảm thiểu sự phơi nhiễm với các chất hóa học gây hại.”

New Zealand đang hướng đến một hướng tiếp cận cân bằng hơn trong kiểm soát thuốc lá dựa trên khoa học, cho rằng nhiều người hút thuốc lá gặp khó khăn trong việc cai thuốc có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế giảm thiểu tác hại.

Chính vì thế, một khung pháp lý phù hợp là điều rất quan trọng: các sản phẩm cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, và quyền được phép cung cấp thông tin chỉ nên giới hạn đến đối tượng người trưởng thành.

Tại Na Uy, một quốc gia có các chính sách quản lý thuốc lá rất nghiêm ngặt mới đây, Bộ Y tế Công cộng Na Uy đã công bố chiến lược thuốc lá 2019 – 2021 phân tích sâu hơn hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại thuốc lá: “Chính sách về thuốc lá của chính phủ sẽ cân nhắc biện pháp giảm thiểu tác hại cho những người hút thuốc lá lâu năm không thể hoặc không muốn bỏ hút thuốc, và đồng thời ngăn chặn sự sử dụng thuốc lá và phụ thuộc vào nicotin ở trẻ em và giới trẻ. Đây là tính cân bằng cần được liên tục đánh giá với sự cân nhắc về những sự phát triển trong thị trường và kiến thức mới.”

Trong khi đó, theo thông tin mới nhất từ Bloomberg, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ngày 7/7/2020 đã cho phép Philip Morris International Inc. có thể kinh doanh tiếp thị các sản phẩm IQOS là sản phẩm giảm thiểu sự phơi nhiễm của cơ thể với các chất hóa học gây hại hoặc tiềm năng gây hại có trong thuốc lá điếu. Quyết định của FDA được các chuyên gia đánh giá là hành động thể hiện sự ủng hộ với hướng tiếp cận “giảm thiểu tác hại” dựa trên việc cung cấp nicotin qua những sản phẩm có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ. Liên quan tới vấn đề này, gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nhận định rằng: “…nicotin được cung cấp thông qua những sản phẩm có vị trí khác nhau trên chuỗi nguy cơ, trong đó sản phẩm cung cấp nicotin gây hại nhất chính là thuốc lá điếu đốt cháy.”

Theo các chuyên gia y tế Việt Nam, không có sản phẩm thuốc lá nào vô hại hoàn toàn, kể cả miếng dán hay kẹo ngậm nicotin vẫn được các bác sĩ khuyên dùng với người muốn cai nghiện thuốc lá. Thế nhưng, cũng theo các chuyên gia, nếu so với việc để cho những người hút thuốc lá trưởng thành tiếp tục hút thuốc lá điếu trong một thời gian dài thì việc dùng các sản phẩm nicotin thay thế hoặc các thiết bị làm nóng loại bỏ quá trình đốt cháy vẫn là giải pháp giảm tác hại đối với sức khoẻ người dùng và cộng đồng.

Tại Việt Nam, dù các sản phẩm này chưa thương mại chính thức nhưng đã tiêu thụ tràn lan thông qua các đường không chính thống và mua bán trên mạng. Nên chăng, các cơ quan quản lý nên sớm đưa sản phẩm này vào danh mục quản lý để vừa bảo vệ sức khoẻ người dùng, vừa tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Huỳnh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Xem thêm