Thứ năm 19/12/2024 03:46

Thuốc lá thế hệ mới: Giải pháp ngăn giới trẻ tiếp cận của thế giới

Mới đây, tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” đại diện các, bộ, ngành đều khẳng định cấm thuốc lá thế hệ mới là điều không khả thi.

Trước những lo ngại về việc thuốc lá điện tử lậu đang tấn công vào giới trẻ, đại diện các bộ ngành tham dự hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” tổ chức vào cuối tháng 11 đều khẳng định cấm thuốc lá thế hệ mới là điều không khả thi vì thuốc lá vẫn là ngành hàng kinh doanh hợp pháp, có điều kiện tại Việt Nam. Thế nhưng, Việt Nam hoàn toàn có thể tham chiếu từ các nước đi trước hình thức cấm phù hợp, hiệu quả mà không phương hại quyền lợi của người hút thuốc trưởng thành.

Lo ngại về việc thuốc lá điện tử lậu tấn công giới trẻ cũng chính là một trong những nội dung được GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh 13-15 tuổi tại Việt Nam năm 2022 sáng ngày 26/12. Những thách thức đó bao gồm: tỷ lệ hút thuốc lá và thuốc lá điện tử ở học sinh tăng lên, giới trẻ có thể dễ dàng mua các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua các trang mạng xã hội và internet…

Không cấm thuốc lá điện tử, nhưng nhiều quốc gia cấm loại thuốc lá điện tử hệ thống mở cùng tinh dầu có hương vị thu hút giới trẻ

Cấm thuốc lá điện tử hệ thống mở và hương vị thu hút giới trẻ

Xác định rõ thuốc lá điếu đốt cháy là sản phẩm độc hại nhất cần được thay thế, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thẩm định hàng loạt các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm như là giải pháp giảm tác hại hơn cho người hút thuốc lá điếu. Tính đến thời điểm hiện nay, cơ quan này đã cho phép kinh doanh hai sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hệ thống đóng, bao gồm một loại thuốc lá làm nóng với chỉ định "Giảm thiểu phơi nhiễm" và sản phẩm thuốc lá đặc chế dùng kèm và một loại thuốc lá điện tử hệ thống đóng (Closed system) cùng với tinh dầu hương thuốc lá. Trước đó, FDA cũng đã thông qua một số sản phẩm thuốc lá ngậm snus.

Động thái này của FDA không khẳng định các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được phê duyệt là an toàn nhưng đặt trong bối cảnh sẽ còn hàng triệu người Mỹ thương vong vì thuốc lá điếu, việc cung cấp những sản phẩm giảm tác hại hơn được xem là “lợi ích lớn hơn nguy cơ”.

Đồng thời FDA tuyên bố cấm các loại thuốc lá điện tử hệ thống mở (Open system) vốn cho phép người dùng tùy ý điều chỉnh và phối trộn các loại tinh dầu lậu, chứa chất cấm, nhằm ngăn chặn thanh thiếu niên Mỹ sử dụng.

Tương tự, nhiều quốc gia khác trong đó có Trung Quốc mặc dù cũng cho phép thuốc lá thế hệ mới được kinh doanh hợp pháp, nhưng tuyệt đối cấm thuốc lá điện tử có hương vị thu hút giới trẻ.

Theo báo cáo mới nhất 2022 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ giới trẻ Mỹ tiếp cận thuốc lá làm nóng là rất thấp, chỉ trên dưới 1% đối với cả học sinh cấp 2 và cấp 3.

Tương tự nghiên cứu năm 2018 trên 60.000 học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Nhật Bản cũng cho thấy, chỉ có 0,1% sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng thường xuyên, và đều là người hút thuốc lá điếu trước đó.

Tại tọa đàm “Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu” tại Hà Nội ngày 21/12, ông Lê Đại Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư Pháp nhấn mạnh, cần phân định rõ, những thứ không phải là thuốc lá mà là cần sa, ma túy hay các chất cấm khác nằm trong vỏ bọc của bất kỳ sản phẩm nào – từ bánh kẹo, nước uống cho đến thuốc lá điện tử, thì đương nhiên là thuộc danh mục hàng quốc cấm. Còn đối với thuốc lá thế hệ mới, nếu Luật đã đề cập đến thuốc lá “dạng khác” thì hoàn toàn có thể sửa Nghị định 67 và đưa ngay các sản phẩm phù hợp định nghĩa “dạng khác” vào quản lý, đặc biệt là sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá.

Như vậy, các cơ quan quản lý cần xác định đâu là đối tượng cần cấm để dung hòa lợi ích các bên, bao gồm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người hút thuốc, đảm bảo ngân sách nhà nước không thất thu, bên cạnh việc ngăn chặn giới trẻ tiếp xúc với thuốc lá.

Giảm cầu thuốc lá điếu: Cấm người trẻ và giúp người hút thuốc hợp pháp chuyển đổi

Hiện nhiều quốc gia đã có những bước đi táo bạo nhằm ngăn chặn thế hệ trẻ tiếp cận với thuốc lá. Từ năm 2019, nhiều bang ở Mỹ đã thông qua luật nâng độ tuổi được mua thuốc lá từ 18 lên 21 tuổi. Đặc biệt, chính phủ New Zealand vừa gây chú ý khi đưa ra quy định cấm vĩnh viễn thế hệ trẻ (sinh sau năm 2008) hút thuốc lá điếu, mặc dù không cấm thuốc lá thế hệ mới. Tương tự, Nga, Anh, Israel, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới luật hiện hành như một công cụ bổ trợ cho chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện.

Cũng tại tọa đàm ngày 21/12 nêu trên, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cách tiếp cận giảm tác hại gần như đã được áp dụng trong mọi loại bệnh, chứ không chỉ liên quan tới COPD hay ung thưphổi. Do vậy ở góc độ y khoa, cần có một sản phẩm được chính thức kiểm soát về mặt chất lượng và công nghệ để những người bệnh không cai được thuốc lá có thể chuyển sang hình thức giảm tác hại này. “Đó là một vấn đề hợp lý về mặt y khoa”, ông nhấn mạnh.

Đứng từ góc độ người dùng, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, giảm tác hại thuốc lá là một nhu cầu không thể cấm đoán được. “Chúng ta cần có giải pháp để giúp cho người dùng được tiếp cận với những sản phẩm tốt. Hơn nữa khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì có nơi để chịu trách nhiệm và người dùng sẽ được đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất, thay vì cực đoan cấm tất cả sản phẩm này xuất hiện trên thị trường”, bà Liên đề xuất.

Quỳnh Thư
Bài viết cùng chủ đề: Sản phẩm thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Cách giảm stress trước áp lực công việc, chi tiêu cuối năm

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh