Thứ hai 25/11/2024 21:56

Thuốc lá điện tử: Nguy hiểm rình rập… giới trẻ

"Ảo giác, ngáo đá", thậm chí đã có trường hợp tử vong… đó là những hiểm hoạ khôn lường sau khi hút thuốc lá điện tử.

Thuốc lá “ảo” - hệ luỵ thật

Gần đây, trào lưu thuốc lá điện tử được giới trẻ ưa chuộng, nhất là học sinh, sinh viên. Sự mới lạ của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp dẫn (kẹo, trái cây…) cùng những lời quảng cáo: không gây hại, văn hoá hút thuốc lành mạnh, sành điệu, thuốc lá thế hệ mới… đã đánh trúng tâm lý thích thể hiện “cái tôi”, độ chịu chơi, thích khám phá của tuổi mới lớn.

Thuốc lá điện tử xuất hiện tràn lan, để tìm mua không khó, song điều làm nên sức hấp dẫn của thuốc lá điện tử? Theo nhiều học sinh từng hút thuốc lá điện tử cho biết, sức hút của nó chính là từ các lọ tinh dầu có đủ mùi vị khác nhau nên rất kích thích sự tò mò của giới trẻ. Trong khi, học sinh là đối tượng rất dễ bị “dụ” đua đòi theo bạn bè.

Lợi dụng việc này, nhiều đối tượng đã phun, tẩm một số thành phần có chứa chất ma tuý vào thuốc lá điện tử, khi các thanh thiếu niên, học sinh sử dụng quá liều sẽ sinh ra ảo giác, ảnh hưởng tế bào não. Một số tình trạng dễ gặp là học sinh bị "ảo giác, ngáo đá" sau khi hút thuốc lá điện tử, không làm chủ được hành vi, lời nói, thậm chí nhiều em phải đi cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, khó thở sau khi hút thuốc.

Bằng chứng mới đây nhất, 2 em sinh viên của Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức (Hà Tĩnh) đã bị sốc khi hút thuốc lá điện tử. Hay như vụ 8 học sinh Trường Tiểu học Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội buồn nôn và được đưa vào khám tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai sau khi tò mò thử hút thuốc lá điện tử.

Một trang mạng rao bán nhiều loại thuốc lá điện tử với những lời quảng cáo "có cánh"

Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây, trung tâm đã điều trị cho một cô gái tên K.N. (20 tuổi). Sau khi dùng thuốc lá điện tử, cô gái bất tỉnh và được đưa đến y tế cơ sở trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Qua kiểm tra, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có tổn thương đa cơ quan nặng nề, suy tim, não có tổn thương lan tỏa, xung huyết não. Ngoài ra xuất hiện cả tổn thương gan, thận, tình trạng bệnh nhân rất nặng...

Vị này cũng cho biết, gần như tuần nào cũng tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử vào điều trị. Thậm chí có nhiều ca bệnh gặp di chứng nặng nề, tổn thương não.

Do các hỗn hợp này chứa các loại ma túy, cần sa tổng hợp (không phải cần sa cổ điển, tự nhiên, khó xét nghiệm) và chứa hàng trăm chất thay đổi khác nhau, mỗi ngày có một chất mới, một công thức mới nên rất khó để kiểm soát.

Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Việc sử dụng nicotine thường xuyên còn gây ngộ độc, đột quỵ dẫn đến tử vong.

Cần kiểm soát chặt chẽ

Thông tin tại Hội thảo “Thực trạng, thách thức và giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thôngtổ chức mới đây cho thấy, Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có số lượng người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới.

Theo bà Lê Thị Thu - đại diện Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam, 70% số người thử một điếu thuốc và trở thành người hút thuốc hàng ngày do nicotine, chất gây nghiện có trong thuốc lá. Người trẻ tuổi (14-30 tuổi) đã sử dụng thuốc lá điện tử, có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 4 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử. 58% người sử dụng thuốc lá điện tử là người hút mới.

Thuốc lá điện tử được bày bán với đa dạng chủng loại

Đáng nói, hiện nay, số lượng người hút thuốc lá điện tử vẫn ngày càng gia tăng, trẻ hóa. Trước cảnh báo về những nguy hại mà thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có thể gây ra cho người sử dụng, nhiều chuyên gia y tế chỉ rõ, loại thuốc này đang nhắm đến đối tượng là giới trẻ và cả người chưa hút.

Vì vậy theo các chuyên gia, nên cấm thuốc lá điện tử này để tránh gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ. "Cần đề xuất cấm hoàn toàn loại thuốc lá này và nếu không có biện pháp mạnh tay thì sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Do đó, nếu không sớm có những giải pháp ngăn chặn kịp thời thì những hệ lụy do thuốc lá điện tử gây ra sẽ nghiêm trọng hơn trong thời gian tới" - bà Lê Thị Thu nhấn mạnh.

Thông tin thêm về vấn đề này, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) chi biết, gần đây tội phạm ma tuý đã chế tạo những chất ma túy mới chưa có trong danh mục cấm đựng trong dung dịch thuốc lá điện tử, dùng dụng cụ thuốc lá điện tử để sử dụng trái phép. Các chất ma túy mới khi sử dụng sẽ gây ảo giác, có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong đối với người sử dụng và những người xung quanh không may uống nhầm.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2019 cho thấy có tới 2,6% học sinh ở Việt Nam từng sử dụng thuốc lá thế hệ mới. Trong đó, tỷ lệ sử dụng thường xuyên là 0,8% và có dấu hiệu cho thấy những con số này đang tăng một cách đáng kể, đặc biệt là ở giới trẻ.

Đáng nói hơn, để bán được sản phẩm, người bán luôn quảng cáo thuốc lá điện tử như vape, pod,... là sự thay thế an toàn cho thuốc lá truyền thống. Chúng chứa ít nicotine hơn nên không gây nghiện và không độc hại, có mùi hương dễ chịu, miệng không hôi, răng không đổi màu, không ám mùi làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

Tuy nhiên, theo Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá nhận định, các loại thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa nicotine, là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc và gây ung thư.

Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có: glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu). Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi.

Bên cạnh đó, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó, rất nhiều loại hương liệu được xem là các chất độc và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe.

Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không có công dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. Theo WHO, thế giới chưa có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử giúp cai thuốc mà ngược lại bằng chứng cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng sẽ có nguy cơ sử dụng thuốc lá thông thường, thậm chí nhiều người có thể sử dụng đồng thời cả hai loại thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu.

Hiện, không có bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu truyền thống. Theo quy định hiện hành, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng...) không được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Song, các doanh nghiệp đang mong muốn đưa sản phẩm vào Việt Nam kinh doanh hợp pháp. Mới đây, Bộ Y tế đã đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vì các sản phẩm này, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Bà Đoàn Thu Huyền - Trưởng đại diện Tổ chức chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá tại Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam cần quy định cấm mọi loại thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Hiện chưa hình thành thị trường thuốc lá điện tử tại Việt Nam, chủ yếu buôn bán trôi nổi, do đó sẽ rất khả thi nếu ban hành quy định cấm trước khi các sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

Mua bán thuốc lá điện tử trên mạng xã hội: Thách thức không nhỏ!

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh