Thực trạng gỡ khó của ngành thép “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Các doanh nghiệp tôn, thép Việt Nam đang phải đối mặt với giai đoạn rất khó khăn, không chỉ bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại từ các quốc gia mà còn phải đối mặt với tình trạng thép nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng kém đội lốt hàng Việt Nam bán tràn lan trên thị trường nội địa với giá rất rẻ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trong nước, nhiều doanh nghiệp (DN) nội địa bị thiệt hại, thậm chí là thua lỗ.    
thuc trang go kho cua nganh thep trong danh xuoi ken thoi nguoc

Ảnh minh họa của tôn mạ màu

Lành mạnh thị trường, gỡ khó cho doanh nghiệp

Trước vấn nạn tôn thép Trung Quốc tràn vào Việt Nam (VN), ngày 18/6/2019, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1711/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép phủ màu (hay thường gọi là tôn màu) có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế lần lượt từ 3,45% đến 34,27% và Hàn Quốc từ 4,48% đến 19,25%. Tuy mức thuế đó không cao và mới chỉ có hiệu lực tạm thời, nhưng đã cho thấy tác động rất tích cực đến các DN ngành tôn thép, giúp cho các DN gia tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa, giảm thiệt hại đáng kể. Đồng thời, quyết định này còn giúp nhà nước thu được thuế từ các DN Việt làm ăn chân chính và hạn chế thất thoát thuế, tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, người tiêu dùng không phải bỏ tiền để mua phải hàng Trung Quốc kém chất lượng.

Trên thị trường, thép Trung Quốc có chất lượng kém đang bán tràn lan với giá thấp hơn khoảng 25% so với giá bán của các DN sản xuất nội địa. Vì vậy, với mức thuế tự vệ tạm thời theo quyết định 1711 chỉ từ 3.45%, 4.48% là rất thấp, chưa thể tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh hoàn toàn. Để tạo sự công bằng và minh bạch, các DN nội địa kiến nghị Bộ Công Thương nên sớm áp dụng chính thức các biện pháp CBPG mặt hàng tôn thép với mức thuế tự vệ thấp nhất từ 20% - 25%.

Chưa kịp mừng đã vội lo

Khi các DN còn đang chật vật vượt khó vì sức ép thị trường thì lại đón thêm “sóng dữ” bởi mới đây Bộ Tài chính đã có công văn số 8745/BTC-CST xin ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 125/2017/NĐ-CP với nội dung kiến nghị tại trang số 23 của công văn đề cập “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm dấy lên lo ngại về việc thép giá rẻ Trung Quốc có thể lan tràn vào VN, kéo theo giá thép trên thị trường giảm mạnh. Điều này khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất VN đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3. Việt Nam nhập khẩu (NK) hơn 8 triệu tấn cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó là NK từ Trung Quốc. Nếu không có thuế NK đánh vào mặt hàng thép cán cuộn giá rẻ từ Trung Quốc thì sẽ tiếp tục tràn vào VN, gây bất ổn thị trường thép VN”. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.

Đề xuất của dự thảo trên đưa ra, ngay lập tức đã có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại và cho rằng: Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, việc áp dụng mức thuế đó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho thị trường thép VN, nguy cơ xóa sổ ngành sản xuất thép thành phẩm là khó tránh khỏi.

thuc trang go kho cua nganh thep trong danh xuoi ken thoi nguoc

Ảnh minh họa

Để bảo vệ DN sản xuất tôn, thép trong nước, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã gửi công văn khẩn tới Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh thuế MFN đối với nhóm thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5%. Đồng thời, chưa áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 nói chung, vì những lý do: Thứ nhất, tăng thuế suất MFN không làm hạn chế mà còn gia tăng sản lượng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Trung Quốc NK vào VN.

Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định ACFTA nên thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ Trung Quốc nhập vào VN được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định này. Những quốc gia cung cấp thép cuộn cán nóng cho VN chiếm tỷ trọng lớn như: Ấn Độ, Đài Loan, Brazil,… không có FTAs với VN nên sẽ chịu thuế MFN và đương nhiên không thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. Như vậy, nếu thuế suất MFN 5% được thông qua thì lượng thép cuộn cán nóng NK từ Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng ít nhất 70-80% tổng lượng thép cuộn cán nóng NK vào VN.

Thứ hai, tăng thuế suất MFN làm ngành sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép đang khó khăn sẽ chồng chất thêm khó khăn bởi: Các DN sẽ bị hạn chế nguồn cung, trong khi sản lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay tất cả các DN sản xuất tôn mạ đều phải NK thép cán nóng nhóm 72.08 làm nguyên liệu sản xuất vì công suất sản xuất nội địa vào khoảng 4 triệu tấn/ năm mới đáp ứng 30% nhu cầu. Nguồn cung nội địa khan hiếm và thực trạng chung là các DN chỉ mới tiếp cận được khoảng 10 – 13% nhu cầu, còn lại khoảng 90% đều phải NK. Đồng thời, một số chủng loại sản phẩm yêu cầu chất lượng cao trong nước không sản xuất được. Việc tăng thuế suất MFN sẽ làm hạn chế nguồn cung NK, làm cho các DN sản xuất thép VN bất lợi so với DN cùng ngành ở các nước khác trong việc tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đa dạng xuất xứ với giá cả, chất lượng hợp lý.

Giảm năng lực cạnh tranh do DN phải tìm nguồn cung ở thị trường mới nhưng lại đòi hỏi phù hợp cả về giá, chất lượng, tiến độ nên việc cung ứng hàng hóa không phải là chuyện dễ dàng. Thuế suất MFN còn tác động lên chi phí NK của DN, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn mạ VN với các nước khác ở cả thị trường XK lẫn thị trường nội địa.

Hiện nay, giá thép cuộn cán nóng sản xuất nội địa đang cao hơn giá nhập khẩu CIF VN từ 15 – 20 USD/tấn, tương ứng từ 3% - 4%. Nếu tăng thuế suất MFN thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình tại VN cao hơn giá thế giới từ 8% - 9%, giá thành phẩm cũng tăng tương ứng. Như vậy, các DN sản xuất tôn mạ VN không thể XK được, thậm chí ở thị trường trong nước cũng không cạnh tranh được với hàng tôn màu NK đang có mức thuế suất MFN 5%.

Chính sách thuế không còn hỗ trợ ngành sản xuất tôn mạ trong nước. Cụ thể, thuế suất MFN đối với tôn màu là 5%, nếu tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 (nguyên liệu sản xuất tôn mạ kẽm phủ màu, tôn mạ lạnh phủ màu) từ 0% lên 5% thì thuế suất của nguyên liệu bằng với thuế suất của thành phẩm, điều này không phù hợp với nguyên tắc thuế NK tăng dần từ nguyên liệu thô đến thành phẩm.

Việc tăng thuế suất MFN thời điểm này là chưa phù hợp và sẽ gây thêm nhiều tác động tiêu cực đến các DN sản xuất tôn mạ và ống thép... Các DN cần những quyết sách đúng đắn và nhất quán từ các Bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn và những rào cản của thị trường để tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, lành mạnh và tạo động lực cho cộng đồng DN phát triển.

Thứ ba, DN sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước đang có nhiều thuận lợi về thị trường tiêu thụ, chưa cần thiết phải tăng thuế suất MFN để hỗ trợ. Thông thường, việc tăng thuế suất MFN đối với một loại sản phẩm cần đảm bảo 2 yêu cầu chính: Trong nước đã sản xuất được loại sản phẩm đó; năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước đối với loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, hiện nay VN chỉ mới sản xuất được một vài mặt hàng thép cuộn cán nóng trong nhóm 72.08, nhiều mặt hàng của nhiều DN trong nước có nhu cầu mà vẫn phải NK. Kể cả khi dự án Dung Quất cho ra sản phẩm thì cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nội địa. Vậy, dư địa thị trường trong nước còn rất lớn, đồng thời thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của VN sản xuất đáp ứng tiêu chí xuất xứ XK. Do đó, tiềm năng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài của thép cuộn cán nóng VN là rất lớn. Như vậy, vấn đề thị trường tiêu thụ không thể là nguyên nhân “khiến nhà máy sản xuất thép lớn nhất VN đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch triển khai lò cao số 3” như thông tin nêu tại trang số 23 của công văn số 8745.

Thứ tư, tăng thuế suất MFN làm giảm khả năng cạnh tranh của đa số DN sản xuất tôn mạ, có thể làm thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) nội địa bị xáo trộn và tác động tiêu cực đến định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam. Bởi, việc tăng thuế suất MFN chắc chắn làm giảm sức cạnh tranh của các DN sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép dùng nguyên liệu thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 NK. Trong khi, một vài DN vừa sản xuất thép cuộn cán nóng, vừa sản xuất tôn mạ sẽ không phải chịu tác động từ việc tăng thuế MFN dẫn đến giảm tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường, tạo cơ hội cho độc quyền, gây bất lợi cho người tiêu dùng.

Với đặc thù ngành thép VN phát triển từ hạ nguồn lên thượng nguồn. Trước tình hình thị trường hiện nay các DN sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép còn đang khó khăn, việc tăng thuế MFN sẽ khiến cho các nhà sản xuất này càng khó tồn tại trên thị trường, nguy cơ VN sẽ không còn ngành sản xuất thép cán nguội, tôn mạ và ống thép, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc làm của hàng chục ngàn lao động, vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng của hàng chục ngàn cổ đông.

Kim Tuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động