Thứ hai 23/12/2024 20:05

Thực thi Hiệp định CPTPP và sự nuối tiếc của các nhà xuất khẩu Mỹ

Phần lớn sự quan tâm của người Mỹ đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây, một hiệp định thương mại kết nối các nền kinh tế ở khu vực châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, dường như đã giảm sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định vào năm 2017.

Tuy nhiên, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện nay đang được thực thi sôi nổi ở các nước thành viên thì hiệp định này đang trở thành vấn đề lớn và là sự nuối tiếc đối với Mỹ. CPTPP hiện tại có 11 thành viên và bắt đầu được thực thi từ ngày 30/12/2018.

Ảnh minh họa

Hiệp định đang thực sự có tác động lớn đối với các nước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu diễn biến chậm chạp, ngày 11/4, Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố số liệu thống kê xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada đã tăng lần lượt 11,2% và 36,7% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Nằm ngoài hiệp định này, các nhà xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ có thể sớm cảm thấy nuối tiếc. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 2019, nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản đã tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018, do sự gia tăng 51% trong nhập khẩu thịt bò đông lạnh. Những nước hưởng lợi đặc biệt trên thị trường Nhật Bản là Canada và New Zealand, với tăng trưởng xuất khẩu tương ứng là 345% và 133% trong tổng xuất khẩu thịt bò.

Sự gia tăng mạnh mẽ có nghĩa là biện pháp bảo vệ thịt bò đông lạnh của Nhật Bản, một biện pháp được thiết kế để tự động tăng thuế đối với thịt bò nhập khẩu nếu khối lượng vượt quá mức nhất định, đang được kích hoạt, tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 38,5% lên 50% cho một năm. Tuy nhiên, các thành viên CPTPP sẽ không bị ảnh hưởng và thuế quan của họ sẽ vẫn ở mức 26,6%, đặt gánh nặng lên vai các nhà sản xuất Mỹ và làm khó cạnh tranh nông nghiệp của Mỹ. Thịt bò là điểm mâu thuẫn rõ ràng nhất giữa chính sách tự do hóa của hiệp định và chính sách xuất khẩu của Mỹ, nhưng đây vẫn chưa phải là cuối cùng. Khi các thị trường phát triển nhanh chóng ở châu Á mở rộng và các nền kinh tế tiên tiến của khu vực liên kết chặt chẽ hơn, các nhà xuất khẩu của Mỹ sẽ ngày càng bị thu hẹp thị phần.

V.D
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow