Thứ bảy 16/11/2024 00:14

Thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ nội dung số thương hiệu Việt

Ngày (7/12), tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt – Vibrand với chủ đề “Thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ nội dung số thương hiệu Việt trong nền kinh tế số”.

Hội thảo sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt năm 2017

Chương trình hội thảo sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thương hiệu Việt là hoạt động thường niên của Bộ Thông TT&TT cũng như của ngành CNTT nhằm hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, đây cũng là chương trình thực hiện nhiệm vụ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) CNTT Việt Nam, xây dựng thương hiệu Việt Nam về CNTT thuộc Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Tô Thị Thu Hương, Phó vụ trưởng vụ Công nghệ thông tin- Bộ TT&TT cho biết hội thảo là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, chuyên gia các bộ, ngành TƯ và địa phương, các DN sản phẩm, dịch vụ nội dung số cùng trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt hiện trạng, khả năng, nhu cầu và tháo gỡ khó khăn để có các giải pháp chính sách phù hợp nhằm xây dựng hệ sinh thái số phát triển.

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, có giá trị xuất khẩu lớn đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Ngành công nghiệp CNTT đang thu hút trên 24.000 DN hoạt động, đóng góp trên 34.000 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm cho trên 70.000 lao động.

Công nghiệp nội dung số cũng là ngành phù hợp với điều kiện Việt Nam nhờ lợi thế nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; chi phí nhân công cạnh tranh; số lượng điện thoại thông minh và thuê bao 3G tăng mạnh từng năm; hạ tầng internet và di động băng thông rộng phát triển rộng khắp. Tuy là lĩnh vực mới nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua với trên 2.700 DN hoạt động.

Tuy nhiên, phân tích thách thức đối với DN ngành CNTT thông tin trong nước, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (BộTT&TT) cho rằng hiện chúng ta quy định khá chặt chẽ trong quản lý các DN đăng ký trong nước nhưng lại có phần buông lỏng đối với DN nước ngoài hoạt động trên nền tảng xuyên biên giới (như quảng cáo xuyên biên giới). Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DN trong nước. Vì thế bên cạnh quy định pháp luật, cần có chính sách hỗ trợ DN Việt xây dựng thương hiệu, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ của DN nước ngoài, vốn đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Các DN giới thiệu những những giải pháp ứng dụng kinh tế số

Ngoài ra, tình trạng vi phạm bản quyền, vi phạm thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ số đòi hỏi các DN hoạt động trong lĩnh vực này phải áp dụng các phương pháp để bảo vệ thương hiệu của chính mình bên cạnh các biện pháp của các bộ ngành liên quan. Trước thực này, Bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm DN hội nhập và phát triển (IDE) thuộc Hội DN vừa và nhỏ Việt Nam cho biết IDE đã đưa ra phương pháp bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ nội dung số mang tên “Quy trình xác thực chống hàng giả”. Quy trình này gồm 17 bước như thiết lập các thiết bị di động có kết nối với máy tính xử lý trung tâm; truy cập mã tem gắn trên sản phẩm; đọc thông tin mã tem lớp 1 trên sản phẩm; gửi thông tin về hệ thống máy chủ…

Cũng tại hội thảo nhiều DN cho biết Nhà nước cần tạo điều kiện để các DN trong nước có dư địa để phát triển, đồng thời các DN trong nước có thế mạnh về nội dung, nền tảng công nghệ, cung cấp hạ tầng công nghệ… liên kết với nhau cùng phát triển để có những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt có thể cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ đang có của nước ngoài.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: vụ nổ

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Người đứng đầu đóng vai trò quan trọng