Thứ sáu 25/04/2025 22:03

Thúc đẩy, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Algeria

Vừa qua, kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Algeria chính thức khai mạc tại Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng và ông Amara Benyounes - Bộ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp và Xúc tiến đầu tư, đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Algeria-Việt Nam chủ trì.

 - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết kỳ họp có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy và mở rộng sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Algeria sau hơn 50 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1962). Hiện quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh. Theo số liệu hải quan Việt Nam, năm 2013 Việt Nam trực tiếp xuất khẩu sang Algeria gần 150 triệu USD, tăng hơn 30% so với năm 2012, và nhập khẩu từ Algeria khoảng 3 triệu USD. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là càphê, gạo, hạt tiêu, thủy sản, giầy dép và máy móc thiết bị. Đặc biệt, liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam và các đối tác Algeria đang tiến triển thuận lợi, dự kiến cuối năm 2014 sẽ chính thức đi vào khai thác dầu. Bên cạnh đó, quan hệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, thông tin truyền thông, du lịch… cũng không ngừng được củng cố và phát triển.

Bộ trưởng Amara Benyounes nhận định cơ chế hợp tác song phương giữa hai chính phủ đã chứng tỏ lợi thế giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Algeria. Đây là cơ chế hợp tác phù hợp, tạo được nhiều điểm kết nối. Tuy nhiên, kết quả kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng. Algeria có lợi thế về các sản phẩm hóa học, nông sản… và cần sự hợp tác, trao đổi từ phía thị trường Việt Nam . Các lĩnh vực luyện kim, khai thác dầu mỏ, sản xuất nông sản… là những lĩnh vực Algeria chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư và sẽ mở rộng trên lĩnh vực sản xuất điện, xây dựng… Nhiều năm nay Algeria cũng thực hiện cải cách kinh tế sâu rộng với mục tiêu hiện đại hóa tăng cường quá trình công nghiệp hóa quốc gia, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Năm 2013, Algeria đạt mức tăng trưởng cao, cấn đối ngân sách; cơ cấu lại nội tại nền kinh tế và tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Tại kỳ họp lần này, hai bên sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính có thể triển khai sớm là dầu khí, đầu tư thương mại, y tế, giáo dục, hợp tác chuyên gia, nông nghiệp, thông tin truyền thông, du lịch và xây dựng nhà ở. Phía Việt Nam đã nhận được năm dự thảo Thỏa thuận hợp tác của phía Algeria trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề, du lịch, thể thao và sẽ thảo luận sâu hơn trong kỳ họp thứ 10 này. Kỳ họp sẽ kết thúc vào ngày 10/1.

Theo Vietnam+

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 24/4: Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức với Ukraine

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/4: Lính tinh nhuệ Ukraine đầu hàng ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA