Thứ sáu 27/12/2024 18:11

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.

Ngày 26/12, UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản TP. Hạ Long trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Quang cảnh hội thảo.

Khai mạc hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến - Bí thư Thành ủy Hạ Long - khẳng định: Chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới nhằm phát triển kinh tế thịnh vượng, bảo vệ môi trường bền vững và bảo đảm công bằng xã hội. Di sản Vịnh Hạ Long đóng vai trò then chốt trong chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ tài nguyên và giá trị di sản.

Theo ông Vũ Quyết Tiến, vịnh Hạ Long từ một điểm đến chỉ đón vài chục nghìn khách trước khi được công nhận là di sản, đến nay, đã thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, đóng góp lớn vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhất là phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ. TP. Hạ Long cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế di sản, nâng cao giá trị thương hiệu địa phương và xây dựng Hạ Long thành thành phố của hoa và lễ hội, tạo nên một hệ sinh thái du lịch hấp dẫn.

Phát biểu tại hội thảo, bà Vũ Thị Mai Anh - Phó Bí thư Thành ủy Hạ Long - cho rằng: Chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản là một xu hướng không thể đảo ngược, việc áp dụng những mô hình này sẽ giúp phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Hội thảo nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cung cấp cơ sở quan trọng để thành phố xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn mới, đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý.

PGS-TS Trần Đình Thiên đánh giá cao các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long trong xu thế phát triển hiện nay. Để bảo tồn và phát triển bền vững di sản này, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp, ngành và cộng đồng trong việc quản lý và phát huy giá trị của di sản.

Di sản vịnh Hạ Long.

GS-TS Nguyễn Văn Kim - Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia - nhấn mạnh: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hạ Long cần đặt sự phát triển văn hóa và bảo vệ tiềm năng di sản vịnh Hạ Long vào một hệ thống liên kết với các di tích, danh lam thắng cảnh khác của tỉnh. Việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và ứng dụng công nghệ cao là những yếu tố quan trọng để bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị di sản.

Các tham luận và ý kiến từ chuyên gia tại hội thảo đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra các định hướng, giải pháp để thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, và kinh tế di sản, giúp Hạ Long có cái nhìn toàn diện về phát triển bền vững trong tương lai. Những góp ý này sẽ là cơ sở quan trọng để thành phố hoàn thiện chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.

Thu Anh
Bài viết cùng chủ đề: Vịnh Hạ Long

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD