Thứ sáu 29/11/2024 06:04

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, tận dụng hiệu quả các FTA Việt Nam - Australia

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam và Australia phát triển ấn tượng trên cơ sở ưu tiên 8 lĩnh vực hợp tác theo Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế (EEES).

Số liệu thống kê cho thấy, quy mô thương mại song phương Australia - Việt Nam năm 2022 đã đạt 15,7 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 5,6 tỷ USD, tăng 26,2%; ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia đạt 10,1 tỷ USD, tăng 27,3%.

Trong đó, một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Australia gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt, may; giày dép các loại; sắt thép các loại; gỗ và sản phẩm gỗ; sản phẩm từ sắt thép; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng thủy sản; hạt điều. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu vẫn là các nhóm nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như than các loại, lúa mì, bông các loại, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại...

Sầu riêng Ri6 được ưa chuộng tại Úc

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia đạt 2 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt 769,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 1,2 tỷ USD.

Hiện nay, Việt Nam và Australia là thành viên chung của ít nhất 3 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm FTA ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), Hiệp định CPTPP và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trong đó, Hiệp định CPTPP là đòn bẩy để tăng đầu tư giữa hai nước.

Tính đến cuối năm 2021, Australia đã đầu tư khoảng 550 dự án tại Việt Nam với tổng trị giá chỉ gần 2 tỷ USD. Australia là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn thứ 19 tại Việt Nam, đứng sau các nước chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam như Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và Thụy Sỹ.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành nhận đinh, quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và Australia phát triển ấn tượng trên cơ sở ưu tiên 8 lĩnh vực hợp tác theo Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế (EEES) do Thủ tướng hai nước công bố tháng 11/2021. Điều này thể hiện qua số liệu thương mại hàng hóa giữa hai nước tăng trưởng vượt bậc, từ 8,3 tỷ USD năm 2020 lên 12,4 tỷ USD năm 2021 và 15,7 tỷ USD năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 38%, vào loại cao nhất trong các đối tác thương mại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trên nền tảng 3 hiệp định mậu dịch tự do đa phương mà Australia - Việt Nam đều là thành viên (AANZFTA, CPTPP và RCEP), lần đầu tiên Australia - Việt Nam thống nhất và công bố Kế hoạch triển khai EEES với các biện pháp cụ thể, có thời hạn rõ ràng đến năm 2025. Các biện pháp này được gọi là những sáng kiến then chốt, vừa có cơ sở thực tiễn, vừa có nguồn lực thực hiện và sẽ được rà soát thường xuyên.

Thực tế cho thấy, các FTA đã góp phần quan trọng giúp người tiêu dùng Australia biết đến nhiều hơn và ngày càng ưa chuộng các mặt hàng dệt may, giày dép, mũ nón và túi ví, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thủy sản, thực phẩm chế biến… của Việt Nam.

Mặt khác, đa số các bang, vùng lãnh thổ của Australia có chiến lược hợp tác với Đông Nam Á, nhiều bang cử đại diện thương mại - đầu tư tới ASEAN. Cùng với đó, có thể khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia đã đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động giao lưu kinh tế - thương mại giữa hai nước, đây là tiền đề cơ sở để lạc quan về triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại.

Đáng chú ý, Australia dự kiến sẽ sớm công bố Chiến lược kinh tế với Đông Nam Á tới năm 2040 và kỳ vọng doanh nghiệp lớn của Australia thấy rõ hơn tiềm năng của Việt Nam sẽ đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp ngày càng nhiều. Gần nhất, trong năm 2023, Australia - Việt Nam sẽ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - thương mại.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Toàn quyền Australia David Hurley sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 3-6/4, chia sẻ về sự kiện quan trọng này, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski cho rằng, việc thực hiện chuyến thăm Việt Nam của Toàn quyền Australia David Hurley mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đây là lần thứ 3 nguyên thủ quốc gia của Australia đến thăm Việt Nam và sự kiện này cũng nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

"Chính vì vậy, chúng tôi đang xây dựng một chương trình tuyệt vời cho chuyến thăm. Đặc biệt khi Toàn quyền Australia là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kể từ khi ông giữ trọng trách mới" - Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhấn mạnh.

Theo Đại sứ Andrew Goledzinowski, chuyến thăm của Toàn quyền Australia David Hurley mang ý nghĩa tăng cường gắn kết và tôn vinh các mối quan hệ về con người giữa Australia và Việt Nam. Đây là dấu ấn nổi bật trong năm kỷ niệm nửa thế kỷ quan hệ Australia - Việt Nam.

Dự kiến, Toàn quyền Australia David Hurley sẽ tiếp xúc với cả 4 Lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Ngoài cuộc gặp cấp cao, Toàn quyền David Hurley sẽ gặp gỡ Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam, một số cựu sinh viên từng tốt nghiệp tại một số trường đại học ở Australia, đến thăm các cơ sở giáo dục như trường RMIT tại Thành phố Hồ Chí Minh, trao kỷ niệm chương cho các cán bộ Việt Nam đã làm việc với Đại sứ quán Australia trong nhiều năm qua...

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/11: Ukraine ồ ạt tấn công Crimea; Nga có thể dùng ‘siêu vũ khí’?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

Châu Âu đối mặt với mùa đông khó khăn; OPEC+ sẽ phải gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 28/11/2024: Ukraine chờ ông Donald Trump nhậm chức mới quyết định đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?