Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt-Trung.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc: Nhiều nội dung quan trọng hợp tác về thương mạiToàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chụp ảnh chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chụp ảnh chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8/2024, hai bên đã ra “Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc".

Sau đây Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 năm 2024.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh.

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi đảng và mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến, đạt nhận thức chung quan trọng về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc trong tình hình mới và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc là hai Đảng Cộng sản cầm quyền trên thế giới, gánh vác sứ mệnh lịch sử, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân, phát triển đất nước, nỗ lực vì hòa bình và tiến bộ nhân loại.

Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước, hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung đã tương trợ, ủng hộ lẫn nhau, thiết lập nên truyền thống hữu nghị “mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Năm nay tròn 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Đông hoạt động cách mạng; năm 2025 là kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bước vào thời đại mới, hai bên sẽ không quên nguyện ước hữu nghị ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy hiện đại hóa phù hợp với tình hình mỗi nước, đi theo con đường hữu nghị Việt-Trung đã được các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước thiết lập, tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, cùng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước lên tầm cao mới, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân và đất nước giàu mạnh, vì sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

3. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 75 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhiệt liệt chúc mừng Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được tổ chức thắng lợi, đánh giá cao những thành tựu vĩ đại mà Trung Quốc đạt được trong thời kỳ mới; cho rằng hiện đại hóa kiểu Trung Quốc đã mở ra sự lựa chọn về con đường và phương án thực hiện cho sự phát triển tự chủ của các nước đang phát triển; việc Trung Quốc đi sâu cải cách toàn diện, mở cửa đối ngoại ở mức độ cao sẽ đem lại động lực mới, cơ hội mới cho sự phát triển của các nước.

ttxvn_hoi_dam.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Phía Việt Nam chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc sẽ xây dựng toàn diện cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai.

Phía Trung Quốc chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu quan trọng của Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới, gần 15 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), đặc biệt là những thành quả quan trọng, nổi bật, toàn diện kể từ sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đạt tới tầm cao chưa từng có.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tô Lâm, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, chuẩn bị tốt và tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2026, xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

4. Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam và luôn coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của hai bên.

Hai bên nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm túc nhận thức chung và những kết quả đạt được trong các chuyến thăm song phương của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhất là hai chuyến thăm mang tầm vóc lịch sử trong năm 2022 và năm 2023 của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cùng với “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” và “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” được lần lượt công bố trong hai chuyến thăm trên; tuân theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt,” kiên trì thực hiện phương hướng “6 hơn,” tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn; thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều thành quả thực chất hơn nữa, nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

5. Hai bên khẳng định duy trì trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cùng định hướng sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Phát huy đầy đủ vai trò đặc biệt của kênh Đảng, tăng cường hơn nữa vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, nhất là gặp gỡ cấp cao hai Đảng, Hội thảo Lý luận giữa hai Đảng, trao đổi giữa cơ quan đối ngoại hai Đảng; nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và cấp ủy địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới; triển khai toàn diện giao lưu lý luận và kinh nghiệm quản lý Đảng, quản lý đất nước, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy luật phát triển của nhân loại nhằm phục vụ xây dựng Đảng và phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của mỗi bên.

Tăng cường giao lưu hữu nghị và phát huy vai trò của các cơ chế Ủy ban hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức ở Trung ương và các tỉnh biên giới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Hai bên nhất trí Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tăng cường điều phối tổng thể, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hai nước xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc, tăng cường các cơ chế, hình thức trao đổi, hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Phía Việt Nam khẳng định kiên định thực hiện chính sách “một Trung Quốc", công nhận trên thế giới chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc.

Ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan.

Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các khu vực trên sẽ duy trì ổn định và phát triển thịnh vượng. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam duy trì ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển, đoàn kết toàn dân tộc.

ttxvn_to_lam_3.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

6. Hai bên khẳng định hợp tác quốc phòng-an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt-Trung; nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh; thông qua các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại quốc phòng an ninh, tăng cường giao lưu các cấp giữa quân đội hai nước; làm sâu sắc giao lưu biên phòng, hải quân, cảnh sát biển; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như công tác chính trị, công nghiệp quốc phòng, tàu hải quân thăm lẫn nhau, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Tăng cường các cơ chế giữa Bộ Công an hai nước như Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược, Nhóm công tác An ninh chính trị; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phòng chống tội phạm lừa đảo viễn thông, an ninh mạng, tội phạm kinh tế, mua bán người, tổ chức đưa dẫn người xuất nhập cảnh trái phép, truy bắt, truy thu tài sản của tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài; phối hợp trao đổi, thúc đẩy thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước, sớm phê chuẩn có hiệu lực Hiệp định cấp nhà nước về chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam-Trung Quốc; thiết lập, mở rộng hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Quản lý ứng phó khẩn cấp Trung Quốc.

Tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống “cách mạng màu,” cùng nhau bảo vệ an ninh chính trị và an ninh chế độ. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa hai nước, bảo đảm về pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc.

7. Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh; Trung Quốc đồng ý cung cấp hỗ trợ để Việt Nam lập Quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lạng Sơn-Hà Nội và Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng, xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 (Tân Thanh-Pò Chài). Tích cực nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm khu hợp tác kinh tế qua biên giới, cùng xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, ổn định.

Hai bên khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia, trọng điểm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, năng lượng sạch, kinh tế số, phát triển xanh; sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp của nước kia. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm về cải cách và quản lý doanh nghiệp nhà nước, triển khai hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; tích cực nghiên cứu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản then chốt.

Sử dụng tốt Nhóm công tác hợp tác về tài chính-tiền tệ giữa hai nước, tăng cường trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về điều hành chính sách và các cải cách trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ, thúc đẩy hợp tác tiền tệ. Đẩy nhanh thực hiện các dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật như Bệnh viện Y dược cổ truyền cơ sở 2.

Phát huy tốt vai trò của “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP) và Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA); sử dụng tốt các nền tảng về thương mại điện tử, hội chợ triển lãm; tăng cường hợp tác hải quan, mở rộng xuất khẩu hàng hóa thế mạnh của nước này sang nước kia.

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam sớm mở thêm các Văn phòng Xúc tiến thương mại tại một số địa phương của Trung Quốc.

Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định, tích cực hoan nghênh đề nghị gia nhập RCEP của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong thuộc Trung Quốc.

8. Hai bên khẳng định sẽ gìn giữ tình cảm hữu nghị truyền thống, khắc ghi lý tưởng, sứ mệnh chung, kiên trì tăng cường tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung.

Hai bên tuyên bố năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung”, sẽ cùng tổ chức chuỗi hoạt động chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.

Thông qua kênh Đảng, thanh niên, thành phố hữu nghị, khai thác tốt tài nguyên “di tích đỏ” tại các địa phương như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Trùng Khánh, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, học tập, văn hóa, du lịch với hình thức phong phú. Khuyến khích ngày càng nhiều du khách sang du lịch ở nước bên kia.

Phát huy vai trò của Trung tâm văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam, hoan nghênh Việt Nam đặt Trung tâm văn hóa tại Trung Quốc; khuyến khích triển khai hợp tác về truyền thông, tin tức, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nghiên cứu hợp tác đào tạo nghề, tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, y học cổ truyền, phòng chống, giảm thiểu tác hại thiên tai.

ttxvn_tiec-Tra.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Tiệc trà. (Ảnh: TTXVN)

9. Hai bên khẳng định tăng cường điều phối, hợp tác đa phương phù hợp với quá trình xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Hai bên cần kiên trì “Năm nguyên tắc chung sống hòa bình” và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, cùng bảo vệ hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế với luật pháp quốc tế làm nền tảng, bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế và lợi ích chung của các nước đang phát triển. Kiên định thúc đẩy một thế giới đa cực bình đẳng, có trật tự và toàn cầu hóa kinh tế toàn diện, bao trùm, bền vững.

Hai bên đồng ý thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ các sáng kiến lớn Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu, các sáng kiến trên có mục tiêu đề ra nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn nhân loại, vì sự nghiệp hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của nhân dân thế giới, đáp ứng mong muốn xây dựng thế giới tốt đẹp của nhân dân các nước.

Hai bên chủ trương triển khai giao lưu, hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, kiên quyết phản đối “chính trị hóa”, “công cụ hóa” và tiêu chuẩn kép trong vấn đề nhân quyền, kiên quyết phản đối việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Tăng cường điều phối, phối hợp trong các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ủng hộ nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2027, ủng hộ Việt Nam gia nhập và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương.

Hai bên nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác khu vực mở. Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực không ngừng biến đổi; cùng các nước ASEAN thúc đẩy sáng kiến về xây dựng “5 ngôi nhà chung” hòa bình, an ninh, phồn vinh, tươi đẹp và hữu nghị; đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0. Tăng cường triển khai các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ hợp tác Mekong-Lan Thương, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai các quốc gia Mekong-Lan Thương vì hòa bình và thịnh vượng; tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

10. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Hai bên nhất trí cần tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tích cực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên cùng chấp nhận được phù hợp với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp. Thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ sớm đạt tiến triển thực chất, tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất sớm đạt được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và thỏa thuận liên quan, tăng cường hợp tác tại khu vực biên giới trên bộ Việt Nam-Trung Quốc, tổ chức tốt hoạt động kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

11. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực trường đảng, kết nối liên thông, công nghiệp, tài chính, kiểm nghiệm kiểm dịch hải quan, y tế, báo chí truyền thông, địa phương và dân sinh.

12. Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thành công tốt đẹp, phát huy vai trò thúc đẩy quan trọng đối với xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 20 tháng 8 năm 2024”.

Theo Vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo được rà soát kỹ lưỡng

Quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo được rà soát kỹ lưỡng

Quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ với nhà giáo được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh cải cách tiền lương.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững

Ngày 07/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững, tại TP Hamburg, Cộng hoà liên bang Đức.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ mới

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ mới

Theo quyết định mới, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng Tổ công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 và Nghị định 84/2024/NĐ-CP
Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Sáng 8/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Trụ sở UNESCO

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Trụ sở UNESCO

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều ngày 7/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm chính thức Trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường sang Lào tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường sang Lào tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45

Sáng ngày 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Nội Bài lên đường chính thức sang CHDCND Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Yael Braun - Pivet vào sáng 7/10, theo giờ địa phương trong chuyến thăm chính thức Pháp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Pháp thống nhất các phương hướng nhằm đưa khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp

Chủ tịch Thượng viện vui mừng chia sẻ các Thượng nghị sỹ Pháp đều có tình cảm đặc biệt và lâu bền với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Pháp.
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Khuyến khích cơ chế doanh nghiệp lớn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ

Khuyến khích cơ chế doanh nghiệp lớn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ

Thủ tướng khuyến khích xây dựng cơ chế doanh nghiệp lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tạo ra chuỗi giá trị nội địa, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.
Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho hai trưởng thôn Kho Vàng và Làng Nủ

Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho hai trưởng thôn Kho Vàng và Làng Nủ

Hôm nay (07/10), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1112/QĐ-TTg tặng Bằng khen cho 3 cá nhân thuộc tỉnh Lào Cai.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp chứng kiến Lễ ký văn kiện hợp tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp chứng kiến Lễ ký văn kiện hợp tác

Trưa 7/10 tại Điện Elysee (Paris), sau hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp họp báo và chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp-Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Hữu nghị Pháp-Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Giữ mục tiêu tăng trưởng 7% của cả năm 2024

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Giữ mục tiêu tăng trưởng 7% của cả năm 2024

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộvẫn tiếp tục báo cáo Thủ tướng, tiếp tục giữ mục tiêu tăng trưởng 7% của cả năm, nếu có điều kiện phấn đấu cao hơn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Một số bộ, ngành còn né tránh phân cấp, phân quyền vì sợ chưa thực hiện được

Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Một số bộ, ngành còn né tránh phân cấp, phân quyền vì sợ chưa thực hiện được

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, một số bộ, ngành có tâm lý nể nang, né tránh, nhiều khi ngại phân cấp đến địa phương vì e ngại chưa thực hiện được.
Chính phủ kịp thời hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ kịp thời hỗ trợ 80 tỷ đồng cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 6/10/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 4 tỉnh phía Bắc.
Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản

Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản

Bộ Xây dựng kiến nghị nghiên cứu, đề xuất thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất" do nhà nước quản lý.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp

Sáng 7/10 (giờ địa phương) lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc gia.
Bộ Công an: Xây dựng sàn giao dịch dữ liệu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số

Bộ Công an: Xây dựng sàn giao dịch dữ liệu góp phần thúc đẩy chuyển đổi số

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, đề xuất quy định sàn dữ liệu góp phần xác lập thị trường dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

Chiều 7/10 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Thủ tướng: Không để thiếu lương thực, điện, xăng, dầu cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng: Không để thiếu lương thực, điện, xăng, dầu cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để thiếu lương thực, điện, xăng, dầu, nước, thuốc, các vật tư đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
Giá chung cư quá cao, người dân có thu nhập thấp khó tiếp cận

Giá chung cư quá cao, người dân có thu nhập thấp khó tiếp cận

Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân lo lắng giá chung cư bán giá quá cao, người dân có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận được.
Người dân Phú Thọ vui mừng khi cầu phao Phong Châu hoạt động trở lại

Người dân Phú Thọ vui mừng khi cầu phao Phong Châu hoạt động trở lại

Sau gần 1 tuần cắt cầu phao để đảm bảo an toàn do nước lũ trên sông Hồng lên cao, Lữ đoàn 249 đã nối lại cầu phao Phong Châu, thông xe phục vụ người dân.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Huy động hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp triển khai thực hiện

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Huy động hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp triển khai thực hiện

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án khác...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động