Thứ sáu 03/01/2025 10:36

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Phải có doanh nghiệp chấp nhận thử nghiệm sản phẩm của startup

Muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo cần có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp chấp nhận thử nghiệm sản phẩm của startup.

Phải có doanh nghiệp chấp nhận làm “chuột bạch”

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã liên tục phát triển, vươn lên từ vị trí 72 vào năm 2019 lên vị trí 54 trên thế giới vào năm 2022. Đặc biệt là hệ sinh thái ở hai đầu tàu đất nước gồm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã nhiều năm nằm trong danh sách 200 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất thế giới.

Chia sẻ tại sự kiện Open Innovation Day - TechTraverse 2023 (Đổi mới sáng tạo mở, hướng đến mục tiêu Phát triển bền vững - SDG) diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh ngày 20/7, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC), Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết: Đổi mới sáng tạo mở là công cụ khai phóng nguồn lực mới cho hệ sinh thái khởi nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Thông qua đó, các nguồn lực từ tập đoàn, tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương, đặt ra các thách thức, thu hút những giải pháp đổi mới sáng tạo từ cộng đồng.

Cần có những doanh nghiệp chấp nhận làm "chuột bạch" cho các sản phẩm của startup

“Việt Nam chúng ta dù có thể không bằng thế giới ở cơ sở hạ tầng công nghệ hay nguồn vốn đầu tư lớn từ Chính phủ nhưng lại được thừa nhận ở lợi thế về con người. Điều này đã và đang giúp cho Việt Nam vươn lên thứ bậc khá cao trên bản đồ khởi nghiệp”, ông Quất nói.

Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Quất nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều hơn nữa những doanh nghiệp chấp nhận làm “chuột bạch” thử nghiệm sản phẩm của startup. Không chỉ hỗ trợ về tài chính mà ông hy vọng các doanh nghiệp dành thời gian, tâm huyết, cũng như chia sẻ “một phần miếng bánh” của mình, để cùng phát triển những ý tưởng sáng tạo hướng đến tới tương lai.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua hệ sinh thái

Thực tế tại Việt Nam để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đều đang có những cách khác nhau nhằm tạo điều kiện cho startup. Ông Trần Viết Huân, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn Sơn Kim (Quản lý chuỗi G25) - cho biết, ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế hơn so với các tập đoàn lớn thế giới, do đó thông qua việc hợp tác với các công ty công nghệ nói chung và các startup nói riêng thì có thể tận dụng được sự sáng tạo của hệ sinh thái, từ đó giảm thời gian phát triển giải pháp ra thị trường.

Chia sẻ một số điển hình thành công của sự kết hợp giữa tập đoàn và startup, bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cấp cao của Qualcomm - cho biết: Cuộc thi “Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam (QVIC)” của tập đoàn được triển khai 4 năm qua đã lựa chọn tài trợ và đào tạo cho 29 startup Việt có công nghệ sâu trong các lĩnh vực như công nghệ nông nghiệp, robotics, thành phố thông minh... Dưới sự hỗ trợ của tập đoàn, các doanh nghiệp này đã khởi tạo hơn 52 bằng sáng chế, huy động được hơn 30 triệu USD vốn đầu tư, cũng như liên tục được hỗ trợ về kỹ thuật từ chuyên gia và nền tảng công nghệ mạnh mẽ của Qualcomm.

Bên cạnh đó, để giải quyết những thách thức gặp phải trong quá trình startup làm việc với các tập đoàn, ông Wayne Soh, Phó Chủ tịch điều hành hoạt động đầu tư tại châu Á Thái Bình Dương của Tổ chức Plug & Play có trụ sở tại Singapore, chia sẻ rằng, startup nên lựa chọn tiếp cận những khách hàng doanh nghiệp đã có sự cởi mở nhất định với startup và công nghệ mới, đồng thời xây dựng đội ngũ với các thành viên biết cách làm việc với các tập đoàn. “Ở những giai đoạn phát triển khác nhau của hệ sinh thái chúng ta cần những thành tố khác nhau dẫn dắt” - ông Soh chia sẻ.

Open Innovation Day - TechTraverse 2023 là chuỗi sự kiện Đổi mới sáng tạo mở, hướng đến mục tiêu Phát triển bền vững (SDG). TechTraverse 2023 tập trung tăng cường thảo luận tìm kiếm giải pháp “đổi mới sáng tạo mở” cho các thách thức cho các ngành, lĩnh vực thông qua các hoạt động tham luận, tọa đàm, không gian kết nối và triển lãm...

Chương trình được đồng tổ chức bởi Viện Đổi mới sáng tạo mở và Doanh nhân công nghệ (OITI), Zestif và S-World cùng các đối tác chiến lược ABD và UNDP. Chương trình được đồng hành sự đồng hành của Business Finland, Novaland, BIDV…

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Khởi động Chương trình Viet Startup Interchange China 2024

Thừa Thiên Huế: Trao giải Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024

Vòng chung kết Khởi nghiệp Xanh 2024 tại TP. Hồ Chí Minh có gì mới và đặc biệt?

Tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn