Thứ hai 18/11/2024 09:22

Thừa Thiên Huế: Chỉ số phát triển công nghiệp tháng 5 tăng hơn 15%

Ngày 2/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020; đề ra nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế thời gian tới.    
Hoạt động thương mại, đảm bảo thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân luôn được ngành Công Thương Thừa Thiên Huế chú trọng

Theo đó, sau thời gian thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã sôi động trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 5/2020 ước đạt khoảng 3.138,3 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 15.938,3 tỷ đồng (giảm gần 8,79% so cùng kỳ). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 dự ước tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 2,50% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 ước đạt 34,85 triệu USD, lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 257,7 triệu USD (giảm 40%).

Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tháng 5/2020 ước tăng 15,4% so với tháng trước (giảm thấp 0,3% so với cùng kỳ). Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, IIP tăng 0,2% (ngành công nghiệp khai khoáng ước tăng 8,9%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 2,81%; ngành sản xuất và phân phối điện, nước đá ước giảm 11,26%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,82%).

Bên cạnh đó, trong tháng 5/2020, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng đã hoạt động trở lại. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 7.824 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ; giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2020 đạt 33,3% kế hoạch. Đặc biệt, đã có 11 dự án đầu tư mới được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 3.800 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới với vốn đăng ký 11,41 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 42% dự toán, giảm 2% so với cùng kỳ (thu nội địa đạt 3.017 tỷ đồng, đạt 42,6% dự toán).

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?