Thứ hai 23/12/2024 06:15

Thừa Thiên Huế: Các mặt hàng xuất khẩu có mặt tại 46 thị trường trên thế giới

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, đến tháng 9/2022 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế có mặt tại 46 thị trường trên thế giới.

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong tháng 9/2022 ước đạt 103, 40 triệu USD, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 919 triệu USD, tăng 7,67% so với cùng kỳ và đạt 81,3% kế hoạch năm.

Dăm gỗ được tập kết tại các tàu ở cảng Chân Mây trước khi được xuất khẩu

Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 597,36 triệu USD, tăng 20,1%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 321,66 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương Thừa Thiên Huế) cho biết, phần lớn các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2022 đều có mức tăng, giảm so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng rõ nét.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến 9 tháng ước đạt 756,86 triệu USD, tăng 16,98% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 82,36%. Trong đó, hàng may mặc ước đạt 502 triệu USD, tăng 36,9%, gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 94,5 triệu USD, tăng 37,03%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 159,4 triệu USD, giảm 24,32%.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thuỷ sản ước đạt 21,67 triệu USD, giảm 65,87% sơ với cùng kỳ; các nhóm hàng hương và bột hương, bia, rượu sake, hàng thủ công mỹ nghệ, bao bì, xi măng… ước đạt 140,49 triệu USD, giảm 0,16%...

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, hiện mặc dù kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng có tăng, giảm nhưng tính đến tháng 9/2022 các sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã có mặt tại 46 thị trường trên thế giới. Trong đó, chú trọng thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, các nước Châu Âu… với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như công nghiệp chế biến, may mặc, gỗ…

Tính từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế đã cấp phép cho 23 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.183,4 tỷ đồng (gồm 4 dự án FDI vốn đăng ký 257,17 triệu USD, tương đương 5.286,71 tỷ đồng), trong đó, địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp cấp 9 dự án với tổng vốn đầu tư 2.970 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 14 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 4 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 461,5 tỷ đồng.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024