Thứ sáu 03/01/2025 11:30

Thừa Thiên Huế: Các hồ chứa khẩn trương ứng phó thời tiết nguy hiểm

Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu các chủ hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi khẩn trương lên phương án ứng phó thời tiết nguy hiểm trong thời gian tới.

Ngày 5/12, Ban chỉ huy phòng chống thiên tại(PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Thừa Thiên Huếphát đi công điện hoả tốc gửi các chủ hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi triển khai các biện pháp bảo đảm vận hành an toàn hồ đập để chủ động ứng phó sớm với hình thế thời tiết nguy hiểm trong thời gian tới.

Các Sở, ban ngành liên quan kiểm tra công tác đảm bảo công tác vận hành, an toàn hồ đập trước mùa mưa lũ năm 2023

Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Thừa Thiên Huế, từ đêm 6/12 đến 8/12/2023 do ảnh hưởng của không khí lạnh nên tại Thừa Thiên Huế có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, mưa rất to; mưa tập trung chính trong ngày 7/12.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên và đề phòng tình huống mưa lũ lớn đột biến có thể xảy ra từ nay đến giữa tháng 12 năm 2023, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chủ hồ đập Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạch khẩn trương, tổ chức rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa trong thời gian qua, đặc biệt trong các trận lũ từ 13-16/11/2022 và từ 30/11-04/12/2023; xây dựng các phương án điều tiết vận hành cụ thể theo các kịch bản mưa bất thường được dự báo từ ngày 6-8/12/2023, để có kế hoạch vận hành giảm lũ hợp lý, vừa đảm bảo an toàn hồ chứa vừa góp phần giảm lũ ở vùng hạ du và tích đủ nước cho năm 2024. Phương án vận hành theo kịch bản mưa lũ bất thường hoàn thành và gửi về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trước 13 giờ ngày 6/12/2023 để làm cơ sở phối hợp vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương và các khu vực trong thời gian tới.

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm nguy cơ sạt lở ven hồ; thượng, hạ lưu công trình đầu mối gồm: Đập dâng, đập phụ, đập tràn, cống xả sâu… Kiểm tra tình hình trượt lở ven hồ phía thượng lưu đập dâng, đập tràn đề phòng đất đá sạt lở mạnh gây sóng lũ và nước hồ dâng đột ngột tràn qua đập gây sự cố công trình. Đề phòng hiện tượng sạt lở sườn đồi bờ sông phía hạ lưu đập dâng, đập tràn làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình trong mọi tình huống.

Tăng cường công tác phối hợp cảnh báo lũ với chính quyền và nhân dân khu vực hạ du các hồ chứa; kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; bổ sung vật tư, máy móc dự phòng để sẵn sàng ứng phó ngay từ giờ đầu khi có tình huống sự cố xấu xảy ra.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1,91 tỷ USD được đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh

Sáng ngày 2/1, tỉnh Bắc Ninh công bố công tác cán bộ

Vĩnh Phúc: Thông xe cầu vượt vốn đầu tư 488 tỷ đồng

Hà Nội công bố 10 sự kiện, vấn đề nổi bật 2024

Hà Nội: Huyện Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thái Bình: Điều động, bổ nhiệm loạt nhân sự mới

Bà Rịa – Vũng Tàu có tân Giám đốc Công an tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thành lập Đảng bộ huyện Long Đất

Công trình ngổn ngang sau 3 năm khởi công tại Đà Lạt

Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn