Thứ tư 01/01/2025 15:21

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần của cuộc làm việc là phải thẳng thắn, chân thành, tìm được "đầu ra" cho công việc.

Sáng 16/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đánh giá kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, trao đổi, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và xử lý kiến nghị nhằm hỗ trợ Bến Tre phát triển nhanh, bền vững.

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Y tế, và các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần của cuộc làm việc là phải thẳng thắn, chân thành, tìm được "đầu ra" cho công việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích những vấn đề trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre, từ đó thảo luận, tìm ra các giải pháp, nhiệm vụ cần bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, như dịch bệnh COVID-19, xung đột ở Ukraine, giá dầu, nguyên liệu, lạm phát tăng tại các nước…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong bối cảnh có nhiều biến động như vậy, vấn đề rất trăn trở là tìm động lực mới thúc đẩy sự phát triển của Bến Tre, trên tinh thần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại, tăng cường phân cấp, phân quyền và phối hợp giữa các địa phương.

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề cụ thể cần tập trung thảo luận, như kết quả giải ngân đầu tư công năm 2022, việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng các quy hoạch…

Về vấn đề phát triển điện gió, Thủ tướng nhấn mạnh đây là lĩnh vực mà Bến Tre có nhiều tiềm năng, lợi thế - phải xem xét tổng thể cả 5 yếu tố: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện và giá điện phải phù hợp, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, như thế việc hợp tác mới có hiệu quả bền vững.

Toàn cảnh buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ cho biết, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phục hồi và đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Năm 2022, tỉnh đạt và vượt 15/25 chỉ tiêu; GRDP tăng 7,33%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng khá.

Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 5.635 tỷ đồng, bằng 106,43% dự toán Trung ương giao.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi và phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,51 tỷ USD, tăng 19,69%, đặc biệt là bưởi da xanh (loại trái cây thứ 7 của nước ta) được phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt gần 23.000 tỷ đồng, tăng 14,32%; thu hút được 63 dự án FDI và 267 dự án đầu tư trong nước. Đã khởi công xây dựng Cầu Rạch Miễu 2 theo đúng kế hoạch.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 158 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.

Tình hình xâm nhập mặn được kiểm soát tốt, năng lực và khả năng ứng phó dịch bệnh được nâng lên; hoạt động du lịch đã phục hồi, lượng khách và doanh thu tăng mạnh; số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt và vượt chỉ tiêu năm 2022; chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 7 bậc so cùng kỳ.

Chỉ số PAR INDEX tăng 7 bậc, PCI xếp thứ 18/63, SIPAS xếp thứ 26/63. Hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh, số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao (tăng 56,25%), thúc đẩy mô hình kinh tế hợp tác (có 179 HTX, 1.129 tổ hợp tác).

Tỉnh chú trọng xây dựng Quy hoạch tỉnh thời 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai một số công trình trọng điểm, quy mô lớn tạo động lực và mở ra không gian phát triển mới. Công tác phát triển đô thị được chú trọng .

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm; triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong dịp tết Quý Mão. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hà Linh

Tin cùng chuyên mục

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc