Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt lãnh đạo ngân hàng thương mại nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Sáng 16/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các chủ tịch, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Thủ tướng tham dự Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam – Tôn vinh doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong điều hành xăng dầu

Phát biểu khai mạc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các chủ tịch, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Ngân hàng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công Thương và 18 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt lãnh đạo ngân hàng thương mại nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc buổi gặp mặt (Ảnh TTXVN)

Thủ tướng cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt khả năng dự báo, khó khăn hơn nhiều so với cuối năm 2021 khi xây dựng kế hoạch năm 2022 .

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế chịu tác động rất nặng nề bởi đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm 2020-2021. Trong khi nền kinh tế có độ mở lớn; khả năng thích ứng, sức chống chịu còn hạn chế trước những tác động, áp lực rất lớn từ bên ngoài.

Nhiệm vụ đặt ra ngày càng nặng nề khi vừa phải nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều; đồng thời tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, ứng phó kịp thời với những biến động tình hình thế giới, trong nước.

Trong bối cảnh rất khó khăn đó, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt lãnh đạo ngân hàng thương mại nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các chủ tịch, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (Ảnh TTXVN)

Thủ tướng nên rõ, trong kết quả đó, có đóng góp rất lớn của ngành Ngân hàng. Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành Ngân hàng đã luôn ứng phó kịp thời những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và bên trong trong suốt thời gian qua, thực hiện rất tốt đồng thời 2 nhiệm vụ: vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; vừa cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ nền kinh tế.

Thời gian tới, tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường hơn; cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt hơn; xung đột ở Ukraine tiềm ẩn nguy hiểm hơn; lãi suất cao, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài, nhiều quốc gia phải đối mặt với nguy cơ suy thoái; rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, mất an ninh năng lượng, lương thực tăng mạnh… Các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong cả năm 2022 và 2023. Bối cảnh đó, tạo ra những khó khăn, thách thức lớn hơn đổi với công tác chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực, nhất là về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận kỹ, phân tích, nhận diện các vấn đề nổi lên, xác định rõ thời cơ, rủi ro, thách thức; từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, đặc biệt là giữ ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững hệ thống ngân hàng trước những biến động từ quốc tế, trong nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần củng cố năng lực nội tại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt lãnh đạo ngân hàng thương mại nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh TTXVN)

Báo cáo tại buổi làm việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặc dù trong bối cảnh khó khăn thách thức nhưng ngành Ngân hàng đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định.

Đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đến cuối tháng 9, tổng vốn tín dụng đạt 11,55 triệu tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2021.

Hệ thống các ngân hàng thương mại không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, chất lượng và năng lực tài chính với tổng tài sản đạt khoảng 7,5 triệu tỷ đồng; của 4 ngân hàng thương mại nhà nước đạt trên 7 triệu tỷ đồng.

Các ngân hàng đã chủ động, tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bằng nhiều biện pháp. Hệ thống ngân hàng thương mại đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại đã luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế và đóng góp lớn vào Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hồng cũng nêu rõ, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức từ bên ngoài. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tín dụng.

Hệ thống các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính nhỏ, chất lượng chưa cao, trình độ quản lý, công nghệ nhiều ngân hàng còn lạc hậu. Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ lãi suất 2% triển khai chậm, hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân, cần khắc phục triệt để thời gian tới.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động