Thứ bảy 10/05/2025 04:42

Thủ tướng ‘đặt hàng’ doanh nghiệp EU tăng hợp tác về năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp EU tiếp tục hợp tác mạnh với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng mới (hydrogen), năng lượng tái tạo...

Chiều 2/3, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu. Cùng dự cuộc tọa đàm tại trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về lãnh đạo các bộ, ngành có Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, lãnh đạo Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và một số địa phương, lãnh đạo 15 tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Về phía châu Âu, có Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đại sứ các quốc gia thành viên EU, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp của châu Âu, đại diện 16 tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Cần sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Thông tin từ tọa đàm cho thấy, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - EU năm 2024 đạt 68 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2023. EU là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế đạt trên 30 tỷ USD. EU cũng là nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam (ngân sách viện trợ dành cho Việt Nam giai đoạn 2021-2024 là 210 triệu Euro).

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier nhấn mạnh, các doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam; không chỉ làm ăn mà còn sẵn sàng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cho Việt Nam.

Nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại nhiều hiệu quả, Đại sứ Julien Guerrier cho rằng, hai bên phải nỗ lực để phát huy tối đa tiềm năng. Đại sứ cũng cho rằng, các nước thành viên EU cần hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) càng sớm càng tốt trong khung thời gian cho phép.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng

Để góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác đầu tư với EU, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp EU tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích cực, thúc đẩy nâng tầm, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ trên tất cả các lĩnh vực khác.

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp EU tăng hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, bao gồm năng lượng mới, năng lượng tái tạo... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, các doanh nghiệp EU mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng cường hơn nữa đầu tư chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, nhất là trong những lĩnh vực mới, hợp tác nâng cao năng lực quản trị.

Đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong các lĩnh vực, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; trung tâm tài chính, tài chính xanh; năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo; phát triển kinh tế biển, bao gồm hậu cần - cảng biển, điện gió ngoài khơi, nuôi trồng hải sản; công nghệ sinh học, y tế, nông nghiệp công nghệ cao...

Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp EU; đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất kinh doanh, đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp EU tại khu vực.

Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp EU có tiếng nói thúc đẩy 9 nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA. Đồng thời, thúc đẩy EC xem xét tích cực việc sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU đối với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi toạ đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cũng dành thời gian giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp.

Thủ tướng mong các doanh nghiệp EU hưởng ứng, tham gia, đồng hành cùng Việt Nam để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, phát triển nhanh nhưng phải bền vững, mang lại lợi ích cho chính các doanh nghiệp, người dân và quan hệ song phương giữa Việt Nam với từng quốc gia thành viên và EU nói chung.
Lan Phương

Tin cùng chuyên mục

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế