Thứ ba 29/04/2025 18:32

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2023

Ngày 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, đã diễn ra họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

4 nội dung đề nghị xây dựng pháp luật được phiên họp Chính phủ chuyên đề này xem xét cho ý kiến gồm: Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo; Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất; về việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến đầu tư, ngân sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư công.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược, từ năm 2022 đến nay, Chính phủ duy trì đều đặn hàng tháng có một phiên họp xây dựng pháp luật, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế; nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu và dành nguồn lực tập trung xây dựng thể chế, pháp luật. Việc xây dựng pháp luật ngày càng vào nền nếp, chất lượng. Công tác phối hợp với Quốc hội trong xây dựng pháp luật ngày càng chặt chẽ. Do đó, các dự thảo luật khi được trình tạo được sự đồng thuận cao.

Quang cảnh phiên họp- Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm, khắc phục như: việc tập trung nguồn lực và sắp xếp, bố trí cán bộ cho xây dựng pháp luật còn hạn chế. Tiến độ xây dựng pháp luật có lúc, có nơi còn chưa đảm bảo. Do đó, các Bộ trưởng, Trưởng ngành cần tập trung nhiều hơn để năng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ xây dựng pháp luật, tránh việc khi đưa luật vào thực hiện vẫn gặp vướng mắc.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua 9 dự án Luật, cho ý kiến 8 dự án Luật, trong đó có nhiều đạo luật khó, phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ và các Bộ, ngành phải tập trung nguồn lực để chuẩn bị tốt, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật.

Theo đó, các luật, quy định phải sát tình hình thực tế và khả thi; tháo gỡ được vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý mới khơi thông ngồn lực cho sự phát triển, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường giám sát, kiểm tra, khen thưởng, xử lý kỷ luật kịp thời...

Các bộ, ngành, cơ quan chủ trì xây dựng các luật phải phải tổng kết, đánh giá việc thực hiện các luật; nêu ra những điểm mới; những điểm cần phải sửa; những điểm cần hoàn thiện, bổ sung... Các luật, quy định phải đảm bảo thông thoáng; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, truyền thống văn hóa, lịch sử; khơi thông nguồn lực cho sự phát triển, vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới”, Thủ tướng yêu cầu.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 đảm bảo', '3 cùng' với doanh nghiệp Nhật Bản

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?