Thứ bảy 26/04/2025 21:55

Thủ tướng Chính phủ: Không để thiếu điện và khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống

Bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực đảm bảo điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN không để thiếu điện, không để khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống.

Ngày 09/7/2022, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 200/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam diễn ra trước đó vào ngày 27/6/2022.

Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù giá nhiên liệu thế giới tăng cao, chi phí đầu vào cho sản xuất điện cũng vì thế mà tăng lên, tuy nhiên với sự cố gắng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động trong trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, chủ động tính toán vận hành hệ thống điện quốc gia linh hoạt, phù hợp và không tăng giá bán lẻ điện, góp phần quan trọng vào bảo đảm an sinh xã hội phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau đại dịch covid-19.

Thủ tướng Chính phủ: Không để thiếu điện và khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống (Ảnh: VOV)

Để đạt được kết quả này, Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định đó là nhờ sự phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả của các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Công Thương và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sự quyết liệt, quyết tâm cao trong chỉ đạo, lãnh đạo triển khai các công việc trọng điểm của tập thể lãnh đạo EVN.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với ngành điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo là phải bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện, không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống; Đồng thời, phải phát triển ngành điện bền vững, hiệu quả, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

Để thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu cấp thiết và trước mắt là EVN phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm ngành điện nói chung và các dự án trọng điểm, bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong phát triển của ngành điện nói riêng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cho phát triển kinh tế chung của đất nước.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo và yêu cầu EVN, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cần có quyết tâm cao nhất, tuyệt đối không được trì trệ làm chậm tiến độ các dự án, đặc biệt là phải tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các bộ, ngành liên quan, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đưa ra các kiến nghị về cơ chế đảm bảo cân bằng tài chính, về các vấn đề liên quan đầu tư các dự án điện trọng điểm của EVN, về thủ tục nhập khẩu điện từ Lào sau năm 2025… Thủ tướng đã giao cho Bộ Công Thương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Liên quan đến các kiến nghị mua điện, huy động các dự án điện gió và điện mặt trời đã đầu tư xây dựng xong không đủ điều kiện áp dụng biểu giá cố định đã hết hiệu lực, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng như nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến tham gia của các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn cũng như xây dựng cơ chế, xây dựng quy định giá điện gió cho các dự án đầu tư mới theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm giá mua điện hợp lý và mức độ khuyến khích phát triển hợp lý, theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật; chú ý hài hòa lợi ích Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhân dân; Thực hiện đấu thầu, đấu giá theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm và “chạy” dự án, “xin cho” dự án.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xem xét, giải quyết các kiến nghị cụ thể của EVN theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, không để ách tắc do các thủ tục làm chậm tiến độ triển khai các dự án.../.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025

Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Chi tiết các dự án điện khí LNG và sử dụng khí trong nước đến 2035