Thứ năm 14/11/2024 10:25

Thu hồi hàng nghìn tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, nhờ việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đã thu hồi hàng nghìn tỷ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành liên quan, tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, việc chậm đóng vẫn còn diễn ra tương đối phổ biến ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được xác định là giải pháp tích cực trong việc tăng thu, giảm tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội

Riêng năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị giải thể, phá sản, dẫn đến chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Theo đó, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 12.518 tỷ đồng, chiếm 3,05% so với số phải thu.

Ngoài ra, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, nguyên nhân của tình trạng chậm đóng từ nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của một số doanh nghiệp chưa cao; cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trong việc thụ hưởng các chính sách an sinh.

Thời gian qua, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp đôn đốc thu, thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được xác định là giải pháp tích cực trong việc tăng thu, giảm tình trạng chậm đóng và răn đe, phòng ngừa, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Kết quả đạt được từ công tác thanh tra chuyên ngành đóng và xử lý vi phạm đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm, mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ đó củng cố niềm tin vững chắc trong toàn xã hội về các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nói riêng.

Số liệu từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, thông qua công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã thu hồi 4.383 tỷ đồng tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (trong đó năm 2021 là 2.445 tỷ đồng, 9 tháng năm 2022 là 1.938 tỷ đồng).

Đặc biệt, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp những tháng cuối năm 2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố áp dụng triệt để các giải pháp thu hồi nợ, trong đó là giải pháp tổ chức các đoàn thanh tra chuyên ngành tập trung thanh tra phương thức đóng, linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh tra bằng việc mời đơn vị đến làm việc tại cơ quan, rút gọn thời gian thanh tra…

Nhờ việc triển khai đồng bộ các nội dung trên, chỉ trong tháng 8 và tháng 9/2022, ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại 2.233 đơn vị chậm đóng từ 3 tháng trở lên và có số nợ lớn, sau thanh tra ngoài việc yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện kịp thời nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới phát sinh còn thu hồi hơn 250 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũ. Dự kiến trong những tháng còn lại của năm 2022 số tiền chậm đóng được thu hồi qua thanh tra sẽ đạt khoảng 200 tỷ đồng/tháng.

Bên cạnh đó, với việc tăng cường thu hồi nợ, giảm tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 và 9 tháng năm 2022, qua công tác thanh tra đã phát hiện: 92.380 người chưa tham gia (năm 2021 là 42.000 người, 9 tháng năm 2022 là 50.380 người); đóng thiếu thời gian, đóng thiếu mức đóng với số tiền truy đóng là 246,6 tỷ đồng (trong đó năm 2021 là 127,5 tỷ đồng, 9 tháng năm 2022 là 119 tỷ đồng), do đó đã góp phần vào việc tăng thu, phát triển người tham gia của ngành.

Hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động, quyền lợi người lao động được đảm bảo, chế độ được giải quyết kịp thời - đúng - đủ. “Kết quả nói trên là cơ sở thực tiễn để khẳng định cơ quan bảo hiểm xã hội có khả năng, nhân lực và nguồn lực thực hiện nhiệm vụ tranh tra chuyên ngành để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”- đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhấn mạnh.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước