Thứ hai 25/11/2024 04:45

Thông tin mới về quy hoạch, kiến trúc trụ sở 36 Bộ, ngành tại khu Tây Hồ Tây và Mễ Trì

Bộ Xây dựng vừa ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu trụ sở bộ, ngành Trung ương tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, TP. Hà Nội.

Theo Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu trụ sở 36 bộ, ngành Trung ương tại Tây Hồ Tây và Mễ Trì, TP. Hà Nội vừa được Bộ Xây dựng ban hành, đã nêu rõ với từng vị trí cụ thể, mật độ xây dựng, chiều cao của công trình.

Khu đất quy hoạch được duyệt trong đồ án quy hoạch trụ sở bộ, ngành trung ương tại Tây Hồ Tây thuộc địa giới hành chính phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Quy mô khu đất trong đồ án quy hoạch được duyệt khoảng 35 ha (diện tích thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ khoảng 20,7 ha và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm khoảng 14,3 ha).

Trong khu đất được quy hoạch khoảng 35 ha bố trí đất xây dựng trụ sở các cơ quan (12 cơ quan, 1 cơ quan dự trữ); đất công trình dịch vụ, công cộng; đất cây xanh, quảng trường, công viên, đường đạo, cầu vượt, mặt nước và đất đường giao thông. Theo đó, đất xây dựng trụ sở, cơ quan với số người làm việc khoảng 14.500 người.

Đơn cử, trụ sở làm việc của Bộ Công Thương, diện tích đất 10.382 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, diện tích đất 10.926 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.

Quy mô khu đất trong đồ án quy hoạch được duyệt khoảng 35 ha (diện tích thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ khoảng 20,7 ha và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm khoảng 14,3 ha).

Trụ sở làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có diện tích đất 10.381 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Tư pháp, diện tích đất 10.927 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.

Trụ sở làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diện tích đất 12.385 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, diện tích đất 11.803 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần.

Trụ sở làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông, diện tích đất 11.497 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,6 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng, diện tích đất 11.802 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Giao thông Vận tải, diện tích đất 11.498 m2 , mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 18 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,9 lần.

Trụ sở làm việc của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, diện tích đất 10.568 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 17 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,8 lần. Trụ sở làm việc của Bộ Y tế, diện tích đất 10.463 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,9 lần.

Trụ sở làm việc của Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ, diện tích đất 7.985 m2 mật độ xây dựng khoảng 50%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,8 lần. Dự kiến bố trí trụ sở làm việc của cơ quan dự trữ, diện tích đất 12.389 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần.

Tại khu đất Mễ Trì thuộc phường Trung Văn, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội bố trí trụ sở làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất khoảng 49.971 m2. Trụ sở làm việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, diện tích đất khoảng 31.307 m2, mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao từ 17 đến 20 tầng, hệ số sử dụng đất 1 đến 3 lần.

Được biết, chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Theo lộ trình, từ năm 2023 - 2025, các cơ quan sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, trụ sở, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; từ 2026 - 2030 sẽ xây dựng, hoàn thành trụ sở một số cơ quan có nhu cầu cấp thiết di dời; từ 2031 - 2035 xây dựng trụ sở các bộ, ngành còn lại và công trình công cộng. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc di chuyển vẫn chậm.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: UBND TP. Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland tiếp tục được tháo gỡ pháp lý

Văn phòng hạng A khu vực trung tâm hút khách thuê

Căn hộ chung cư sẽ tiếp tục ‘dẫn dắt’ thị trường bất động sản năm 2025

Giải pháp nào giúp thu hút vốn FDI vào bất động sản Việt Nam?

Gamuda Land thắng lớn tại Việt Nam Property Guru Awards 2024

Van Phuc City nhận cú đúp giải thưởng tại Lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Danko City công bố chính sách bán hàng đặc biệt cuối năm

Pearl Residence: Tận hưởng chất sống đẳng cấp với phong cách Hometreat

Hà Nội: Hàng loạt tòa cao ốc xây trên 'đất vàng' để cỏ mọc um tùm

Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam 2024 và tiêu điểm Đà Nẵng

TTC Land tăng tốc cuối năm, đón đầu chu kỳ tăng trưởng

VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu

Hà Nội: Khu tái định cư Đền Lừ 3 bỏ hoang trên 'đất vàng' thành điểm xả rác, bãi đỗ xe

CapitaLand Development ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao tại Orchard Hill, giai đoạn hai của tổng dự án Sycamore

Gamuda Land đẩy mạnh triển khai và xây dựng các dự án để sớm đưa sản phẩm chất lượng đến khách hàng

Lộ diện khu đô thị mới nơi 'vùng lõi' định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng đầu tiên – Masterise Grand view tại The Global City

Long An: Những điểm mới trong quy định tách thửa đất áp dụng từ 6/11

Vì sao chuyên gia nhận định nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam sẽ gia tăng?