Thổ Tang không ngủ

Chẳng ở vị trí “nhất cận thị, nhị cận giang” nhưng từ bao đời nay, người dân Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã gắn với nghiệp kinh doanh, buôn bán. Sự năng động, nhạy bén đã giúp họ khéo dệt nên mạng lưới thương trường khắp trong Nam, ngoài Bắc, lan cả sang nước ngoài.
Thổ Tang không ngủ
Cửa hàng san sát tại thị trấn Thổ Tang

Cả làng đi buôn

Lần đầu đến với Thổ Tang, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi không khí sầm uất, náo nhiệt nơi đây. Từng đoàn xe tải lớn, nhỏ với đủ các biển số tỉnh, thành cả nước chen chúc, lách vào thị trấn để lấy hàng. Khó có thể tính được lượng hàng hóa nông, thổ sản mỗi ngày đến và đi từ Thổ Tang.

Có rất nhiều giai thoại về sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh của người Thổ Tang. Đến bây giờ, người Thổ Tang vẫn truyền tai nhau câu chuyện, năm 1954, một số người dân ở đây vào miền Nam làm ăn, khi miền Nam chuẩn bị giải phóng năm 1975, họ đã mách mối cho những người ở quê đi buôn cờ. Ngày 30/4/1975, rất nhiều cờ và ảnh Bác mà nhân dân Sài Gòn dùng trong ngày hội lớn là do người Thổ Tang cung cấp. Gần đây, thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) mới động thổ, 40 hộ dân Thổ Tang đã có mặt họp chợ. Người Thổ Tang cứ thế, như con nhện miệt mài đan cài mạng lưới của mình ngày càng lan tỏa. Họ nắm và xử lý thông tin nhanh và sắc bén; từ những thông tin này, dân Thổ Tang đã bỏ túi những khoản lợi nhuận không nhỏ.

Nhờ “cửa ngõ” Thổ Tang mà hàng hóa từ phía Bắc “chảy” về phía Nam hay ngược lại. Hàng hóa ở đây lưu thông theo kiểu “dòng xoáy” chứ không “tủ kính bày hàng” như ở Hà Nội.

Khi biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về truyền thống kinh doanh của làng, ông Nguyễn Văn Dậu - nhà gần đình làng Thổ Tang - khẳng định chắc nịch: Chẳng ở đâu trên đất nước này không có dấu chân của người Thổ Tang. Ở đây, những nhà mặt phố có cửa hàng thì kinh doanh tại nhà, những nhà phía sâu trong làng thì đi buôn xa. Hầu như nhà nào cũng có xe tải, họ buôn đủ các loại sản phẩm lên miền núi rồi lại thu mua nông sản, hàng hóa của bà con trên đó về Thổ Tang bán. Ngay cả thời kỳ bị “ngăn sông cấm chợ”, người dân Thổ Tang vẫn tìm được cách để kinh doanh, buôn bán. Khu chợ Giang hầu như không có lúc nào yên tĩnh, ngày cũng như đêm. Người ở đây có câu: “Ăn cơm với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm” để khẳng định sự tảo tần, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Thổ Tang nhưng cũng nói lên không khí làm ăn nhộn nhịp của làng. “Không buôn không phải là người Thổ Tang! Đi buôn đã là cái máu di truyền từ bao đời nay. Cũng nhờ nghề này mà làng tôi không còn người nghèo khó, ai cũng khá giả, có rất nhiều triệu phú, tỷ phú với số vốn hàng chục tỷ đồng” - ông Dậu nói.

Thị trấn Thổ Tang hiện có hơn 500ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 358ha diện tích canh tác, chia cho gần 15.000 nhân khẩu, bình quân mỗi người chỉ được hơn 10 thước. Ruộng ít, người đông, muốn phát triển, làm giàu, không còn cách nào khác phải tự tìm ra một con đường để vận động, để vươn lên. Và như một lẽ tự nhiên, từ thế kỷ 13, người Thổ Tang đã biết vật lộn, tìm đường mưu sinh khác. Như gia đình ông Dậu, nghề đi buôn đã gắn bó qua nhiều thế hệ, từ thời các cụ, ông, bà, rồi đến thế hệ ông và các con cháu.

Làng không ngủ

Theo giới thiệu của người quen, chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Minh - một người buôn bán nhiều năm tại chợ Thổ Tang (khu phố cũ). Bà Minh chia sẻ: Người ta hay gọi Thổ Tang là “làng không ngủ” vì hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây diễn ra cả ngày lẫn đêm. Dường như, người dân ở đây chưa kịp ngủ thì đã phải tiếp tục căng mình đón phiên chợ ngày. Là người gắn bó với công việc đi buôn mấy chục năm qua, bà Nguyễn Thị Định (thôn Bắc Cường) chia sẻ: Khi kinh tế mở cửa, bà chuyển hẳn sang buôn chè, cứ một mình lặn lội từ Vĩnh Phúc đi khắp các vùng miền có chè trên cả nước từ Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… để nhập hàng. Nhập hàng xong, lại về đổ buôn cho các công ty xuất khẩu. Buôn bán kinh doanh rất vất vả, nhưng bản thân bà chưa bao giờ thấy chán, dù bây giờ gia đình bà đã có của ăn của để, con cái trưởng thành.

Là nơi trung chuyển hàng hóa vào loại bậc nhất miền Bắc, Thổ Tang hình thành hệ thống kinh doanh khép kín, từ khâu thu mua đến sơ chế hàng hóa và xuất khẩu. Thông tin giá cả hàng nông, thổ sản trên thế giới và trong nước được các bà, các chị ở Thổ Tang nắm chắc đến từng giờ. Mạng lưới đại lý thu gom được cài cắm khắp các vùng miền trên cả nước. Nếu gạo tại đây chỉ cần tăng nhích lên một vài giá thì chỉ hôm trước đến hôm sau là gạo đã về đến Thổ Tang và giá ổn định trở lại.

Sự khẩn trương, hối hả nhưng cũng không kém phần nhịp nhàng là những gì người ta thấy ở Thổ Tang. Dây chuyền ấy được hình thành từ bao đời nay, có những lúc đứt quãng do cơ chế nhưng nó như một mạch ngầm chảy mãi, làm nên một làng tiểu thương ngay giữa vùng quê thuần nông vốn chẳng tiện đường, tiện chợ. Truyền thống ấy, không chỉ là đặc trưng kinh tế mà còn được coi như nét văn hóa của nơi này.

Người Thổ Tang dường như không có ngày nghỉ, nhất là vào dịp cuối năm, không khí nhộn nhịp, khẩn trương dường như tăng lên gấp bội. Những ông chủ “chân đất”, những người phụ nữ Thổ Tang chẳng khác gì các nhà kinh tế tài ba, xây dựng cho nơi này một nét văn hóa kinh doanh riêng biệt, một Thổ Tang trù phú, ấm no...

Hạnh Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động