Thứ ba 05/11/2024 09:23

Thiếu điện: “Hãy khoan đổ lỗi cho ai”

Theo chuyên gia, ĐBQH, tình trạng thiếu điện hay sự cố cắt điện những ngày qua hãy khoan đổ lỗi cho ai, bởi câu chuyện xét lỗi phải đánh giá rất cẩn trọng.

“Cần nhìn nhận hai mặt của một vấn đề”

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội về câu chuyện thiếu điện, đặc biệt là sự cố cắt điện luân phiên, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An - đoàn Đồng Nai cho rằng, về việc thiếu điện, sự cố cắt điện những ngày qua hãy khoan đổ lỗi cho “ai”, bởi câu chuyện xét lỗi phải đánh giá rất cẩn trọng từng lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh.

Từ trái qua: ĐBQH Trịnh Xuân An; Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung; ông Hà Đăng Sơn

Nhận định cần phải hết sức bình tĩnh để nhìn nhận câu chuyện này, đại biểu Trịnh Xuân An cho hay, trước hết, về mặt khách quan, tại nhiều hồ thủy điện đã ở mực nước chết, rất khó để cung cấp đủ sản lượng, chúng ta phải mua điện của các nước bên cạnh. Việc truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc trên đường dây siêu cao áp 500 kV cũng phải đáp ứng điều kiện kỹ thuật nhất định, đó là vấn đề khách quan.

Về vấn đề chủ quan, cần phải rà soát lại hệ thống chính sách về phát triển năng lượng. Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, chúng ta phải rà soát lại hệ thống chính sách về phát triển năng lượng. Đầu tiên, phải đảm bảo hài hoà nguồn năng lượng khác nhau, như năng lượng hoá thạch, năng lượng từ nước, năng lượng tái tạo… Đặc biệt, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký Quy hoạch điện VIII. Tôi cho rằng, chúng ta phải rà soát triển khai làm sao cho đồng bộ.

Bên cạnh đó, chính sách về điện theo đại biểu chưa được tường minh, rõ ràng về cơ chế. Đó là, nửa thị trường, nửa có sự điều tiết, nửa có sự can thiệp. “Doanh nghiệp đã kinh doanh thì phải có lãi, nhưng như lý giải của Bộ Công Thương về EVN thì mua vào giá thị trường còn bán ra với giá điều tiết do Chính phủ quy định. Chúng ta phải đánh giá lại câu chuyện này có đúng hay không?” - đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nói.

Đồng thời, việc hạch toán giữa công ty mẹ với công ty con có đúng, có đủ hay không? “Tôi đánh giá rất cao Chính phủ đã thanh tra để người dân và công luận biết được thực tế đang như thế nào. Nếu đúng mua cao bán thấp và phần khó khăn dồn vào cho EVN thì câu chuyện này phải rất rõ ràng trong chính sách về năng lượng, đặc biệt là với điện” - đại biểu đoàn Đồng Nai nêu.

Theo vị đại biểu này, chúng ta cần nhìn nhận hai mặt của một vấn đề. Đã là thị trường thì phải chấp nhận có lãi thì làm, nếu không làm được thì để người khác làm. Tránh tuyệt đối lợi dụng độc quyền để làm méo mó thị trường để gây ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Vấn đề này phải được làm sáng tỏ, khách quan trong đánh giá.

“Câu chuyện thiếu điện, cắt điện không phải chỉ diễn ra bây giờ, mà các năm trước mỗi khi chúng ta ở trong bối cảnh bị cắt điện vào giờ cao điểm thì “đặt lại vai trò” của EVN” - ông Trịnh Xuân An nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, đây là cơ hội để rà soát lại thật kỹ hệ thống quản lý, kinh doanh, sản xuất, phân phối điện.

“Mọi quyết định lúc này không nằm trong thẩm quyền của EVN”

Tại Tọa đàm “Giải quyết bài toán thiếu điện cách nào?” diễn ra chiều 9/6, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, để giải bài toán thiếu điện, trước tiên phải biết nguyên nhân của thiếu điện là gì. Phải khẳng định thiếu điện hiện nay là do hạn hán, nắng nóng. Đây là yếu tố do “ông Trời” quyết định chứ không phải do con người.

Lượng nước tại nhiều hồ thủy điện ở mực nước thấp, rất khó để cung cấp đủ sản lượng

“Công suất đặt thì lớn nhưng chúng ta không có dự phòng và đang phải vận hành hệ thống điện theo kiểu giật gấu, vá vai. Đường truyền tải điện cũng là vấn đề. Hiện không thể truyền tải nhiều điện từ miền Nam, miền Trung ra cứu miền Bắc do giới hạn công suất truyền tải, vì vậy phải xác định việc thiếu điện sẽ còn kéo dài thời gian tới. Thiếu điện, chỉ nhìn vào EVN là không đúng” - ông Cung nói.

Ông Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, việc thiếu điện hiện nay có tính hệ thống, thiếu điện đã được cảnh báo nhưng lại không có hành động rõ ràng. Nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp cao nhất câu chuyện sẽ rất khó giải quyết. Cùng với việc thiếu điện, cần có cơ chế để nhà đầu tư nhìn thấy thiếu điện là cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển thay vì nhìn nó như một nút thắt, kìm hãm sự phát triển.

Theo ông Cung, yếu tố quan trọng nhất trong giải bài toán thiếu điện chính là nếu tiếp tục để EVN lỗ như hiện nay, duy trì mức giá bán điện thấp hơn giá mua thì ngân sách phải bù lỗ. Phải sòng phẳng như vậy. Nếu không nhìn đúng bản chất, không sòng phẳng thì sẽ không giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, mọi quyết định lúc này không nằm trong thẩm quyền của EVN nếu không muốn nói là đã vượt xa thẩm quyền và trách nhiệm của EVN.

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho hay, Việt Nam đang trong một giai đoạn rất khó khăn để lựa chọn trong những năm tới sẽ chọn phương án nào để đầu tư và phân bổ nguồn điện ở các vùng.

“Theo quy định của Luật Quy hoạch phải sau 10 năm mới có sự điều chỉnh. Nếu theo Luật Quy hoạch, chỉ có 4 điều được quy định liên quan đến quy hoạch điện và không có bất kỳ hướng dẫn nào đi kèm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hướng dẫn các bộ liên quan đến việc triển khai các quy định về quy hoạch với ngành điện. Tôi chưa nhìn thấy vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở đâu” - ông Sơn chia sẻ thêm.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tình trạng thiếu điện

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt