CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Bộ Công Thương làm việc về công tác triển khai Quan hệ đối tác về Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP)
Cần có tư duy đột phá trong xây dựng đề án đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Giáo sư John Kent
Tiêu điểm
Cảnh sát giao thông mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết 2025
Chuyên gia hiến kế bịt kẽ hở trong đấu giá đất
Xây dựng hệ sinh thái ngành da giày tận dụng hiệu quả RCEP
Cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi công' cho 12 liệt sĩ Quân khu 7
Chuyên gia 'hiến kế' giải pháp dẫn nước từ sông Hồng để hồi sinh sông Tô Lịch
Nhiều bất cập, dự án hơn 1.000 tỷ đồng ở Vũng Tàu đối mặt nguy cơ chậm tiến độ
Việt Nam quan tâm, theo dõi những diễn biến gần đây tại Hàn Quốc
Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
Luật Điện lực (sửa đổi) mang đến 5 cơ hội lớn cho doanh nghiệp
Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/12: Nga chọc thủng phòng tuyến Sukhi Yaly; Ukraine gặp khó khăn về quân số
Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21
Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent
Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Đánh thức giấc mơ ngủ đông điện hạt nhân: Bài 2: Chuyến thị sát đặc biệt của Tổng Bí thư
Vì sao Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của một số đài truyền hình?
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn NVIDIA hợp tác với Việt Nam nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Cấp Bằng ‘Tổ quốc ghi công' cho 12 liệt sĩ Quân khu 7
Xây dựng hướng nghiên cứu dài hạn, làm chủ công nghệ chế biến thực phẩm
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo
Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN
Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/12: 10 lữ đoàn Ukraine tổn thất nặng ở ‘chảo lửa’ Kursk; Trung tâm Pokrovsk lâm nguy
Chỉ huy Ukraine mắc sai lầm, Kiev trả giá đắt ở Kursk
Sau khi thất bại trong chiến dịch phản công mùa hè ở Zaporozhye, vào mùa thu đông năm 2023, Quân đội Ukraine tập hợp 18.000 quân của 6 lữ đoàn (chủ yếu là lực lượng thủy quân lục chiến), với ý định vượt sông Dnieper rộng lớn về phía bờ nam do Nga kiểm soát, trong khi điều kiện vượt sông chưa được chuẩn bị đầy đủ, tuyến tiếp tế hậu cần chưa được thiết lập và thiếu hụt.
Nga sắp bao vây toàn bộ các vùng chiến sự Nga-Ukraine. Ảnh: AP |
Đây là lần đầu tiên Quân đội Ukraine mắc sai lầm lớn trong chiến lược tấn công và công tác chuẩn bị chiến đấu, kết quả thật thảm hại khi 18.000 quân dựa vào hỏa lực pháo binh và chiến thuật vượt sông bằng thuyền máy nhỏ, đỏ bộ lên các bãi bồi ven sông và chỉ chiếm được một ngôi làng nhỏ Krynki ở ven sông.
Ngay cả lực lượng pháo binh quý giá cũng bị tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công này. Cuối cùng, 6 lữ đoàn của Quân đội Ukraine gần như mất hoàn toàn hiệu quả chiến đấu, điều này trực tiếp khiến Quân đội Ukraine ở Avdiivka phải bỏ pháo đài chủ chốt, do không đủ quân dự bị và đạn pháo.
Sự sụp đổ của pháo đài Avdiivka sau đó gây ra hàng loạt thảm họa theo kiểu sụp đổ dây chuyền, khiến quân Ukraine trên hướng Pokrovsk-Kurakhove vẫn chưa có cơ hội tập hợp đủ quân, để củng cố lại tuyến phòng thủ. Kế hoạch vượt sông Dnieper ở Kherson, được cho là cố vấn Anh giúp xây dựng.
Ngoài cuộc phản công Kherson, chiến dịch tấn công chớp nhoáng Kursk cũng là một thất bại lớn của Quân đội Ukraine. Sau ba tháng giao tranh ác liệt, hơn 30.000 quân và 10 lữ đoàn Ukraine đã bị tàn phế hoàn toàn và không bao giờ có thể hồi phục.
Theo các chuyên gia quân sự, tuyến phòng thủ ở nam Donetsk cấp bách nhất, nhưng Quân đội Ukraine chỉ có 11 lữ đoàn. Sự phát triển của tình hình ở miền đông Ukraine cho đến ngày nay không thể tách rời khỏi những quyết định phiêu lưu của Quân đội Ukraine trong 2 năm qua. Tuy biết là phiêu lưu, nhưng Quân đội Ukraine vẫn phải tổ chức phản công.
Hiện, Quân đội Ukraine chiến đấu dựa vào viện trợ nước ngoài. Vũ khí và đạn dược của họ hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ từ phe phương Tây và ngành công nghiệp quốc phòng của họ không có khả năng sản xuất vũ khí đủ cung cấp cho mặt trận. Nếu chỉ lo phòng thủ, sẽ dễ khiến phương Tây mất niềm tin vào việc hỗ trợ.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng, chỉ huy Quân đội Ukraine đã mắc sai lầm về chiến lược nên phải trả giá đắt, trong đó chiến dịch vượt sông Dnieper mất 6 lữ đoàn và chiến dịch phiêu lưu quân sự tại Kursk mất 10 lữ đoàn một cách vô ích.
NATO dự đoán thời điểm đà tấn công của Nga chậm lại
Hãng thông tấn TASS dẫn dữ liệu của NATO cho hay, tốc độ tiến quân của quân đội Nga đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian gần đây, nhưng một quan chức liên minh dự đoán quá trình này sẽ chậm lại nếu Nga thành công kiểm soát thị trấn huyết mạch hậu cần Pokrovsk ở Donetsk.
“Gần đây, Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, giành thêm lãnh thổ mới. Rõ ràng là phòng tuyến của Ukraine đang chịu áp lực ngày càng tăng. Có giai đoạn tôi đã nói về việc Nga tiến 10m mỗi ngày, giờ đây ở một số nơi, chúng tôi thấy bước tiến lên tới 10km mỗi ngày”, quan chức NATO nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quan chức NATO tin rằng, quân đội Ukraine sẽ có thể ngăn chặn cuộc tấn công hiệu quả hơn trong tương lai.
“Chúng tôi dự kiến, cuộc tiến công sẽ chậm lại sau khi Nga giành được Pokrovsk, vì quân đội Ukraine đã chuẩn bị một tuyến phòng thủ tại đó. Chúng tôi tin Ukraine sẽ có sự kháng cự mạnh mẽ hơn”, quan chức NATO cho hay.
Nga diệt hàng trăm lính Ukraine, kho đạn Kiev nổ tung
Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo về tiến trình của hoạt động quân sự đặc biệt.
Ở vùng Kursk, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo về việc đẩy lùi nỗ lực xâm lược lãnh thổ Nga của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Các đơn vị từ Tập đoàn quân Sever của Nga đã gây tổn thất cho các đội hình của Lữ đoàn cơ giới số 21, 41, 44, 47, Lữ đoàn cơ giới hạng nặng số 17, Lữ đoàn xe tăng số 5, Lữ đoàn tấn công đường không số 80, 82, 95, Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 112 và 129 của Ukraine.
Giao tranh diễn ra gần Aleksandriya, Kurilovka, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Martynovka, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novoivanovka, Plyokhovo, Sverdlikovo và Yuzhny.
Không quân và pháo binh tác chiến - chiến thuật và lục quân Nga đã gây ra tổn thất về nhân lực và trang thiết bị của Ukraine gần Agronom, Guyevo, Makhovka, Novaya Sorochina, Staraya Sorochina, Cherkasskoye Porechnoye cũng như Basovka, Belovody, Veselovka, Vodolagi, Zhuravka và Obody ở vùng Sumy.
Trong 24 giờ, tổn thất của Ukraine ở vùng Kursk là 300 quân, 2 xe tăng, 4 xe chiến đấu bộ binh, gồm 2 xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất, 17 xe chiến đấu bọc thép, 14 xe cơ giới, 3 khẩu pháo và 6 súng cối.
Theo hướng Kharkov, các đơn vị từ Tập đoàn quân Sever của Nga gây tổn thất cho các đội hình của Lữ đoàn tấn công đường không số 95 của Ukraine và Lữ đoàn Vệ binh quốc gia Ukraine số 13 gần Neskuchnoye và Slatino (khu vực Kharkov).
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 40 binh sĩ, 2 xe cơ giới và 1 hệ thống pháo tự hành Gvozdika 122 mm.
Ở hướng Kupyansk, Tập đoàn quân Zapad của Nga đã cải thiện tình hình chiến thuật. Họ gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị của Lữ đoàn cơ giới số 44, Lữ đoàn dù số 25 của Ukraine và Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 115 gần Kupyansk, Lozovaya (khu vực Kharkov) và Ivanovka (Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng - DPR).
11 cuộc phản công do các đội tấn công của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 1, số 4 và Lữ đoàn Phòng thủ Lãnh thổ số 113 phát động đã bị đẩy lùi.
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 460 quân, 2 xe cơ giới, 1 pháo lựu D-30 122 mm và 2 khẩu pháo M119 105 mm do Mỹ sản xuất.
Một trạm tác chiến điện tử Anklav-N và 3 kho đạn dược dã chiến đã bị phá hủy.
Ở hướng Donetsk, các đơn vị từ Lực lượng Yug của Nga đã kiểm soát Romanovka (DPR).
Họ gây tổn thất cho các đội hình của Lữ đoàn Cơ động Không quân số 46, Lữ đoàn Tấn công Không quân số 79 của Ukraine và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 37 gần Konstantinovka, Dachnoye và Slavyansk (DPR).
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 370 quân, 1 xe chiến đấu bộ binh, 5 xe cơ giới và 1 trạm tác chiến điện tử. Một kho đạn dược dã chiến đã bị phá hủy.
Ở hướng Avdeevka, Tập đoàn quân Tsentr của Nga đã cải thiện tình hình chiến thuật dọc theo tuyến đầu. Họ gây tổn thất về nhân lực và trang thiết bị của Lữ đoàn cơ giới số 59 của Ukraine, Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 38 và Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 14 Ukraine gần Shevchenko, Grodovka và Dimitrov (DPR).
12 cuộc phản công do các đội tấn công của Lữ đoàn cơ giới số 42, Lữ đoàn 100, Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 56, Lữ đoàn Jaeger số 71 của Ukraine và Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 35 phát động đã bị đẩy lùi.
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 555 quân, 4 xe chiến đấu bọc thép, 5 xe cơ giới, 1 khẩu pháo Msta-B 152 mm và 2 khẩu lựu pháo D-30 122 mm.
Tọa đàm 'Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút, giữ chân các nhà đầu tư Vương quốc Anh'
Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định UKVFTA không chỉ mang lại cơ hội xuất khẩu hàng hoá mà còn mở ra những lợi thế thu hút đầu tư, thúc đẩy cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi sản xuất công nghiệp và chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường Anh. Số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến nay, Vương quốc Anh có tổng cộng 567 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đạt 4,36 tỷ USD, chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Quốc gia này hiện đứng thứ 15 trên tổng số 145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp Vương quốc Anh đang đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với khoảng 40% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực khai khoáng. Các dự án còn lại thuộc các lĩnh vực khác như: bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; dịch vụ lưu trú và ăn uống; cấp nước và xử lý chất thải; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo...
Tuy nhiên, quy mô đầu tư của nhà đầu tư Anh vào Việt Nam vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng của Anh là một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước thu hút đầu tư từ bên ngoài lớn nhất thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần phải nhận diện những hạn chế cũng như có các giải pháp kịp thời để tăng lợi thế và sẵn sàng thu hút đầu tư từ Vương quốc Anh một cách mạnh mẽ hơn.
Để làm rõ hơn nội dung này, hôm nay Báo Công Thương tổ chức chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: “Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư Vương quốc Anh”. Tham gia chương trình hôm nay, có các vị các vị khách mời:
- Ông Denzel Eades - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam
- Ông Nguyễn Cảnh Cường – Nguyên tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh
- Ông Võ Trí Thành – Chuyên gia kinh tế
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Giáo sư John Kent
Chiều ngày 4/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Giáo sư John Kent.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Giáo sư John Kent đã nhận lời mời của Bộ Công Thương đến tham dự và có bài tham luận được đánh giá cao tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 tổ chức ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 2/12/ 2024 vừa qua.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng đều rất quan tâm đến những nội dung Giáo sư đã trình bày như: Vai trò của khu thương mại tự do tại Trung Quốc và các nước, việc xây dựng các trung tâm tạo ra giá trị, chính sách ngoại giao chuỗi cung ứng, và đặc biệt là đề xuất Việt Nam triển khai mô hình quốc gia thương mại tự do (FTC).
Chiều ngày 4/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Giáo sư John Kent. Ảnh: Quốc Chuyển |
Tại buổi làm việc Giáo sư John Kent đã trao đổi, làm rõ thêm những thông tin Giáo sư đã trình bày tại diễn đàn như: Khái niệm về Nước thương mại tự do (FTC) là gì, khác biệt như thế nào với Khu thương mại tự do (FTZ); trên thế giới đã có những nước nào áp dụng FTC, hoặc mô hình tương tự hay chưa; lợi ích và khó khăn, thách thức mà FTC đem lại so với FTZ; khả năng triển khai FTC của Việt Nam và các vấn đề khác cần lưu ý về FTC.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo sư John Kent và cho rằng những ý kiến trao đổi từ Giáo sư là hết sức quý báu. Đây sẽ là những gợi mở quan trọng để Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét thử nghiệm và áp dụng trong thời gian tới. Bộ Công Thương cũng sẽ xem xét để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền để đưa vào các văn kiện, chuẩn bị cho một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sắp tới sẽ được thông qua ở Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
Tháng khuyến mại tập trung quốc gia: Doanh nghiệp được giảm giá tới 100%
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 4/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics; Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam; Tháng khuyến mại tập trung quốc gia: Doanh nghiệp được giảm giá tới 100%.
Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương tổ chức nhằm thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp logistics |
Với chủ đề "Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics", Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ về việc thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển các Khu thương mại tự do với những chính sách đủ mạnh, khả thi và cơ chế thông thoáng, hấp dẫn để tạo động lực đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng…
Chiều 1/12, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" chính thức diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tham dự diễn đàn có ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, ông Mai Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng hơn 400 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh có nhiều điểm mới. Việc triển khai các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và thế hệ mới đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới năm 2024 dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Xu hướng phát triển bùng nổ của thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới, cùng với yêu cầu ngày càng cao về logistics xanh và phát triển bền vững vừa là cơ hội và cũng là thách thức với ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều yếu tố bất ổn, cơ hội và thách thức đan xen, việc tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 nhằm thảo luận, đề xuất và kiến nghị triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics cần được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế đất nước.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương tổ chức nhằm thiết lập cơ chế phối hợp, đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước, tạo mối liên hệ gắn kết và thúc đẩy tăng trưởng logistics với sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam
Hội thảo nhằm chia sẻ các kết quả kiểm toán năng lượng của doanh nghiệp công nghiệp tham gia dự án |
Sáng ngày 3/12, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.
Hội thảo nhằm chia sẻ các kết quả kiểm toán năng lượng của doanh nghiệp công nghiệp tham gia dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam”, chia sẻ thực trạng tăng cường năng lực tiết kiệm năng lượng, xây dựng quy định định mức tiêu thụ năng lượng cho ngành giấy và ngành thép.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Quách Quang Đông - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết, đảm bảo an ninh năng lượng là vấn đề xuyên suốt trong tất cả chính sách quốc gia của Việt Nam.
Được biết, ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (Chương trình VNEEP3). Chương trình đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc đến năm 2030.
Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế, trong đó, có dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam.
Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp triển khai các hoạt động nâng cao năng lực liên quan tới đầu tư tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp như: Cập nhật, sửa đổi bộ giáo trình đào tạo Kiểm toán năng lượng, quản lý năng lượng; tổ chức các khóa đào tạo và cấp chứng chỉ cho 160 cán bộ quản lý năng lượng và 40 kiểm toán viên năng lượng.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe 06 bài trình bày đến từ các diễn giả Hàn Quốc và Việt Nam, tập trung vào các nội dung như: tổng quan dự án; giới thiệu các trường hợp kiểm toán năng lượng điển hình tại Hàn Quốc; chia sẻ tiến độ thực hiện hợp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng; chia sẻ kết quả xây dựng và sửa đổi định mức tiêu hao năng lượng trong ngành thép và ngành giấy; giới thiệu Quỹ chia sẻ rủi ro do Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội là đơn vị điều phối.
Thông qua hội thảo, đã phổ biến các hoạt động, kết quả của dự án tới cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp và toàn xã hội, nhằm thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp công nghiệp nhận diện được giải pháp tiết kiệm năng lượng, chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án cũng như tiếp cận các nguồn tài chính cho vay nhằm triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất.
Tháng khuyến mại tập trung quốc gia: Doanh nghiệp được giảm giá tới 100%
Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia là một trong những hoạt động thường niên của Bộ Công Thương |
Chương trình "Khuyến mại tập trung quốc gia 2024" được tổ chức đồng thời trên cả nước với sự tham dự của các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp. Hoạt động khuyến mại sẽ được tổ chức kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử giúp tạo hiệu ứng lan tỏa.
Đặc biệt, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề có thể chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mại lên tới 100%, thay cho việc bị giới hạn ở mức 50%.
Sáng 2/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Chương trình được kéo dài từ ngày 2/12 đến ngày 31/12/2024.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, nền kinh tế thời gian qua đã có những tăng trưởng nhất định, song Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng chỉ ra, nền kinh tế trong nước vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, nhằm kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh… Bộ Công thương đã tổ chức chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024”. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, kết hợp cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia là một trong những hoạt động thường niên của Bộ Công Thương. Chương trình năm nay được kỳ vọng sẽ thu được kết quả đột phá so với các năm trước, giúp tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, một trong những điểm đột phá trong hoạt động của chương trình năm nay là tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tham gia chương trình bằng việc chủ động khuyến mại với các hình thức, chủ động quyết định hạn mức khuyến mại tối đa lên đến 100% giá trị hàng hóa. Hoạt động khuyến mại bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch. Hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Đáng chú ý, nhiều thủ tục hành chính về khuyến mại được bãi bỏ, giúp doanh nghiệp giảm hơn 90% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Và để thực hiện hiệu quả chương trình, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng và cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan để tổ chức, hưởng ứng tham gia chương trình. Đồng thời, phát động thực hiện chương trình tại các địa phương trên toàn quốc.
Với sự kết hợp giữa các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kích cầu, phát triển và đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa cùng với chính sách pháp luật mới, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” không chỉ là một đợt khuyến mại đơn thuần mà còn là sự nỗ lực toàn diện nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và khẳng định sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Trực tiếp tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”
Sau 5 năm kể từ khi có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường trong khối, đặc biệt là các thị trường thành viên Canada, Mexico và Peru. Đây các thị trường lần đầu tiên có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Canada đạt hơn 3,41 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 3 tỷ USD, tiếp tục tăng trên 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, xuất khẩu hàng hoá nói chung sang Mexico cũng duy trì tăng trưởng 2 con số. Đáng chú ý, Mexico duy trì là thị trường đứng đầu trong khối CPTPP, và là thị trường đơn lẻ thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ về tiêu thụ nhiều nhất cá tra từ Việt Nam.
Báo Công Thương tổ chức tọa đàm trực tiếp “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”. |
Bên cạnh những con số ẩn tượng nêu trên, việc tham gia CPTPP đã thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nan thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi quan hệ giữa Việt Nam và các nước Châu Mỹ đã và đan được củng cổ qua các cam kết chiến lược.
Với mục tiêu tiếp tục gia tăng lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp; đồng thời phân tích, nhận định về cơ hội và khả năng tiếp cận, phát triển thương hiệu tại thị trường CPTPP thông qua tăng cường tận dụng hiệu quả Hiệp định, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài, hôm nay, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm trực tiếp “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”.
Các vị khách mời tham gia cùng chương trình:
- Bà Võ Hồng Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương)
- Ông Lưu Vạn Khang - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico kiêm nhiệm Panama
- Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Công ty TNHH Hạt điều Vàng
- Ông Lê Phú Cường - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia