Thứ ba 29/04/2025 22:46

Thị trường vốn nợ bền vững của ASEAN lập kỷ lục về khối lượng phát hành trong năm 2021

Báo cáo mới của Climate Bonds và HSBC công bố số liệu mới nhất và xu hướng chính cần nắm bắt nhằm củng cố tài chính bền vững ở khối ASEAN.

Thị trường vốn nợ bền vững tại 6 nền kinh tế lớn nhất khối ASEAN tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2021 với lượng phát hành cao kỷ lục ở mảng nợ xanh, xã hội và bền vững đạt 24 tỷ USD, tăng 76,5% so với mức 13,6 tỷ USD của năm 2020, và nợ liên kết bền vững đạt 27,5 tỷ USD, tăng 220% so với mức 8,6 tỷ USD của năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng này phản ánh tinh thần tích cực của khu vực ASEAN trong việc phân bổ nguồn vốn cho mục đích ứng phó với đại dịch Covid-19 bên cạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững với biến đổi khí hậu và phát thải carbon thấp trong dài hạn.

Tăng trưởng của thị trườngnợ bền vững ASEAN vẫn được khuyến khích bởi những bước tiến về chính sách hỗ trợ trong năm 2021. Các bên liên quan đã và đang nỗ lực thiết lập hệ thống phân loại xanh quy chuẩn nhằm mang đến một định nghĩa chung rõ ràng về các hoạt động bền vững. Ở cấp độ khu vực, ASEAN Taxonomy Board đã công bố bản dự thảo Hệ thống phân loại của ASEAN vào tháng 11/2021 trong khi nhiều nước thành viên như Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cũng đang đạt được tiến độ nhất định trong việc phát triển hệ thống phân loại quy chuẩn của từng nước. Nhiều nước vẫn duy trì chương trình của Chính phủ tài trợ chi phí phát hành trái phiếu GSS, ví dụ như Singapore và Malaysia. Yêu cầu về báo cáo bền vững đối với các doanh nghiệp cũng được tăng cường tại Singapore, Indonesia và Thái Lan.

Yêu cầu đối với nhà đầu tư cũng đang gia tăng từ nhiều phía. Trong đó bao gồm nhà đầu tư phải hiểu rõ hơn về rủi ro khí hậu cũng như tích cực phân bổ các khoản đầu tư bền vững phù hợp với Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và các mục tiêu chống biến đổi khí hậu theo Hiệp định Paris.

Kelvin Tan - Giám đốc điều hành, Giám đốc đầu tư & tài chính bền vững, khu vực ASEAN, HSBC chia sẻ: “Chúng tôi được khích lệ bởi tăng trưởng đáng kể trong phát hành vốn nợ bền vững trên toàn khu vực ASEAN trong năm 2021. Trong khi sự tăng trưởng này phần nhiều được thúc đẩy bởi chính sách hỗ trợ tăng cường, có một xu hướng đang ngày càng phổ biến là các công ty đang lồng ghép rủi ro khí hậu khi xây dựng chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, xu hướng này giúp gia tăng mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đối với các khoản vay liên kết bền vững, công cụ vừa mang đến sự linh hoạt trong mục đích sử dụng nguồn vốn vừa giúp doanh nghiệp đạt được các mục đích và mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, nhu cầu triển khai vốn tài trợ nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu vẫn còn rất cao. Việc huy động tài chính này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp vốn rất cần thiết để đạt được các mục tiêu theo Hiệp định Paris cũng như giảm thiểu những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra cho khu vực ASEAN”.

Sean Kidney - Tổng giám đốc Climate Bond Initiative phát biểu: “Một số chính sách trong khu vực góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của tài chính bền vững ở ASEAN và có thể thấy rõ nhận thức về rủi ro khí hậu đã được nâng cao cả từ phía các nhà làm chính sách lẫn nhóm nhà đầu tư. Mặc dù chúng tôi có thể thấy sự quan tâm lớn trên thị trường, vẫn còn đó một khoảng trống cần được sớm lấp đầy. Các ngành phát thải nhiều và khó thay đổi phải nhanh chóng chuyển dịch từ “nâu” sang “xanh”. Đó là những hoạt động, tài sản và dự án liên quan đến năng lượng, công nghiệp sản xuất nặng và nông nghiệp. Những sáng kiến ở phạm vi quốc gia như Green Financial Industry Taskforce (GFIT) của Singapore là một khởi đầu tốt nhưng chúng ta cần hành động nhanh hơn để những khu vực dễ bị tổn thương như ASEAN bớt bị ảnh hưởng trước hậu quả của biến đổi khí hậu”.

Thu Thủy
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/4: Quân đội Nga siết vây Dnepropetrovsk

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk