Thị trường sữa: Bao giờ DN mới chơi đẹp?- Kỳ I
Giá sữa cao làm khó các mẹ khi lựa chọn
- Kỳ I: Đắc dụng như “chiêu” tăng giá
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, Việt Nam có khoảng 35 triệu trẻ em từ 0 đến 17 tuổi và 17 triệu phụ nữ độ tuổi từ 18-39. Như vậy, có thể thấy, số người có nhu cầu sử dụng sữa là rất lớn. Ước tính, trên thị trường Việt Nam có hàng trăm DN sản xuất, chế biến, phân phối đủ các sản phẩm sữa như: Sữa bột công thức, sữa uống và sữa khác, với khoảng 500 dòng sản phẩm sữa nội - ngoại, đó là chưa kể đến hàng xách tay, hàng nhập lậu, làm giả, làm nhái. Tuy nhiên, sản phẩm mang tên thương hiệu Việt Nam chỉ có Vinamilk, Ba Vì, TH Milk, Mộc Châu (chiếm khoảng 30% thị phần) còn lại DN nước ngoài chiếm gần 70% thị phần.
Các hãng sữa nước ngoài hoạt động rất chuyên nghiệp, thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng, tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo kết hợp bổ sung kiến thức cho cha mẹ, đồng thời quảng bá để bán sản phẩm. Thông tin về các bà bầu luôn có sẵn ở các phòng khám bệnh viện, phòng khám tư nhân.
Bên cạnh việc lợi dụng tâm lý tiêu dùng, các DN sữa còn lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tăng giá mà các cơ quan quản lý bất lực đứng nhìn, vì họ làm không sai. Theo quy định của Cục Quản lý giá, DN không được tăng giá sữa quá 20%, với thời hạn trên 15 ngày, vì vậy, DN lách luật bằng cách chỉ tăng đến 15%. Còn theo Luật Giá, mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh mục bình ổn, có nghĩa là phải đăng ký giá, còn những sản phẩm sữa khác không phải đăng ký giá.
Bộ Y tế lại có quy định chuẩn về sữa bột số QCVN 5-2: 2010/BYT có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, sữa bột phải có tiêu chí protein (độ đạm) đạt 34%, nếu sữa có hàm lượng đạm thấp hơn 34% và đáp ứng các tiêu chuẩn trên thì DN phải đổi tên sữa thành thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung. Điều này còn được bổ sung trong Luật An toàn thực phẩm (thực phẩm chức năng bao gồm 3 nhóm: Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Theo đó, những sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất dành cho trẻ em thì được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung. Đó cũng là lý do gần đây, các DN chế biến đã cho thêm các chất dinh dưỡng, hương liệu vào các thành
Với mức thu nhập khiêm tốn, chị Lâm Thị Thu (Hà Đông - Hà Nội) phải dành hơn 70% tiền lương khoảng 2 triệu đồng/tháng để mua sữa cho con. “Vì sức khỏe con cái, nên dù có đắt, tôi vẫn phải mua. Nếu nhà nước không can thiệp, thì giá sữa không biết còn tăng đến bao giờ” - chị Thu chia sẻ. |
phần đã có trong sữa và đổi tên thành thực phẩm chức năng.
Một số DN sữa còn trốn thuế nhập khẩu vì thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất chế biến sữa chỉ có 3-5%, trong khi thuế nhập khẩu sản phẩm dinh dưỡng lên tới 10-15%. Nhưng quan trọng hơn là DN lách được việc không phải đăng ký giá, do đó họ có thể điều chỉnh tăng giá bất cứ lúc nào mà không phải xin phép.
Kỳ II: Những tồn tại và giải pháp
Vũ Sơn