Thứ hai 23/12/2024 10:28

Thị trường Rằm tháng 7: Nhiều hàng mã làm tinh xảo như thật

Khảo sát thị trường Hà Nội cho thấy, thực phẩm chay, vàng mã lạ là hai mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong dịp Rằm tháng 7 năm nay.

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Rằm tháng 7 (Âm lịch), tại các tuyến phố chuyên bán các loại vàng mã như phố Hàng Mã, Lương Văn Can… cũng như tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, không khí đã trở nên nhộn nhịp, người mua bán tấp nập. Thực phẩm chay, vàng mã là hai mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong dịp Rằm tháng 7 năm nay.

Thị trường vàng mã năm nay đa dạng và phong phú về chủng loại. Từ nhà cao tầng, ô tô các loại, xe máy, quần áo đến tủ lạnh, ti vi… được làm từ trong nước, thậm chí nhiều mặt hàng còn được nhập từ Trung Quốc.

Nhưng mặt hàng bán chạy nhất chủ yếu là tiền âm phủ, vàng, quần áo vì có giá khá bình dân. Một bộ quần áo, giày dép, trang sức, đồ dùng cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000- 80.000 đồng. Năm nay thị trường hàng mã xuất hiện các loại quần áo thời trang được thiết kế tinh xảo như thật, có giá 120.000 – 200.000 đồng/bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi bên trong có giá từ khoảng 180.000 – 250.000 đồng. Bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng.

Chị Nguyễn Trần Lan Hương, chủ cửa hàng bán đồ hàng mã trên phố Hàng Mã cho biết, ngoài những mặt hàng thông thường, những mặt hàng đặc biệt người mua phải đặt cửa hàng mới làm ví dụ như váy vóc, nhiều khi cả hộ chiếu.

“Các mặt hàng năm nay được làm cao cấp hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn, hợp với xu hướng và sở thích bây giờ, quần áo thời trang hơn, không chỉ truyền thống như sơ mi của các cụ ngày xưa. Nói chung những cái gì trên trần mình có thì người ta cũng mong muốn dưới âm có đầy đủ hết như vậy. Hàng năm nay đẹp như thật, những hàng đặt thì đắt tiền hơn”, chị Hương cho biết.

Cùng với thị trường hàng mã, các loại thực phẩm chay cũng đang thu hút nhiều khách hàng. Những ngày này, tại các cửa hàng bán đồ chay, các siêu thị, các chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Hôm, chợ Hàng Bè, chợ 8-3,... các mặt hàng đồ ăn chay được bày bán khá phong phú, đa dạng với hàng trăm chủng loại từ thực phẩm khô, sản phẩm đông lạnh, đồ hộp đến gia vị, nước chấm.

Hạt nêm chay có giá 4.000 – 6.000 đồng đồng/gói, sườn lát chay 80.000 đồng/kg, các loại nấm khô 130.000 – 160.000 đồng/kg. Giá các loại thực phẩm chay như thịt bò, thịt gà cắt lát, xúc xích, lợn sữa quay... đều tăng từ 10.000 – 20.000 đồng/ hộp.

Nhiều chủ hàng cho biết, do giá cả năm nay có nhiều biến động, thực phẩm tăng giá cao nên kéo theo các sản phẩm đồ chay cũng tăng giá. Tuy nhiên, sức mua của người dân vẫn rất lớn, nhiều cửa hàng phải nhập thêm các sản phẩm về phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài thực phẩm chay, bánh trung thu chay cũng là mặt hàng được nhiều người ưa thích.

Chị Trần Thị Thu, ở quận Hoàng Mai cho biết, Rằm tháng 7 năm nay gia đình lựa chọn loại thực phẩm chay để cúng. Các loại đồ chay đã được chế biến sẵn, rất tiện lợi, mùi vị cũng ngon không thua kém mùi vị thật. So với các sản phẩm cùng loại được chế biến từ động vật, đồ chay rẻ hơn rất nhiều, ngon và an toàn cho sức khỏe. Nhiều gia đình còn coi đây là tháng chỉ dành để ăn chay.

Các loại thực phẩm chay cũng đang thu hút nhiều khách hàng

Sắm lễ để báo hiếu với tổ tiên vào dịp Rằm tháng 7 là một tập tục, nét văn hóa đẹp của người Việt từ bao đời nay, nhưng phong tục này nhiều khi bị biến tướng, nhiều người hiểu sai về ý nghĩa của nó. Điều này dẫn đến việc quá mê tín mà chuẩn bị lễ một cách lãng phí.

Với quan niệm “trần sao, âm vậy”, nhiều người dân đã không tiếc khi bỏ ra số tiền lớn để mua đồ hàng mã, với mong muốn người thân đã khuất sẽ có cuộc sống đầy đủ sung túc như trên trần gian. Nhiều người lầm tưởng, lễ phải to thì mới bày tỏ được lòng thành kính, sự quan tâm của người sống với những người đã khuất.

Chị Trịnh Thúy Hằng, ở quận Hoàn Kiếm cho rằng, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, cốt là lòng thành của con cháu với tổ tiên.

“Năm nay tôi thấy hàng mã rất đa dạng, nhiều chủng loại. Cúng rằm thì gia đình cũng chuẩn bị những thứ rất đơn giản như hoa quả, một mâm cỗ chay, chủ yếu lòng thành là chính. Vàng mã thì chuẩn bị cho các cụ những thứ cần thiết như tiền vàng, quần áo, chủ yếu để bày tỏ được lòng thành kính và sự tưởng nhớ đến những người đã khuất”, chị Hằng chia sẻ..

Để có một ngày Rằm tháng 7 tươm tất và ý nghĩa, chỉ cần một mâm cỗ đơn giản, ấm cúng để các thành viên gia đình quây quần bên nhau và hướng về tổ tiên thì sẽ ý nghĩa và thiết thực hơn rất nhiều.

Theo VOV

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều