Thứ tư 01/01/2025 15:14

Thị trường phân bón: Kỳ vọng chính sách mới

Ðang có đà tăng trưởng tốt, nhận được ưu đãi bảo hộ sản xuất trong nước với sản phẩm DAP và MAP, tuy nhiên thị trường phân bón Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ không đủ sức áp chế phân bón ngoại bởi sản lượng nhập khẩu (NK) phân bón vẫn liên tục gia tăng.
Thanh lọc ngành phân bón hướng đến việc đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng

Hàng tỷ USD nhập phân bón

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, 11 tháng năm 2017, khối lượng và giá trị NK phân bón ước đạt 4,27 triệu tấn và 1,14 tỷ USD, tăng 15,5% về khối lượng và tăng 13,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn phân bón NK chủ yếu từ Trung Quốc chiếm tới 37,4% tổng giá trị NK mặt hàng này, 10 tháng năm 2017 tăng 1,7% về khối lượng và tăng 3,9% giá trị so với cùng kỳ năm 2016; giá trị NK tăng mạnh trong 10 tháng là thị trường Nhật Bản (tăng 53%), tiếp đến là thị trường Hàn Quốc và Nga (tăng hơn 33%).

Trước thực trạng trên, ông Vũ Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao - khẳng định, thị trường phân bón tại thời điểm này lượng cung lớn hơn cầu. Do NK quá ồ ạt nhiều loại phân bón dẫn tới dư thừa, tạo sức ép cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp (DN) trong nước.

Bảo vệ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu

Trước áp lực NK tăng, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đưa ra giải pháp siết chặt nguồn cung thông qua kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng. Theo đó, chỉ những sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng và có đặc điểm vượt trội mới được cấp phép. Việc thanh lọc ngành phân bón sẽ làm cô đọng nguồn cung và hướng đến việc đưa những sản phẩm chất lượng ra thị trường.

Bên cạnh đó, Quyết định áp thuế tự vệ tạm thời cho sản phẩm DAP/MAP NK vào Việt Nam của Bộ Công Thương đã gỡ khó phần nào cho DN nội trước áp lực từ phân bón NK. Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - khẳng định, biện pháp tự vệ có mục tiêu rõ ràng, các DN sản xuất phân bón trong nước sẽ được cạnh tranh bình đẳng lâu dài với phân bón NK.

Một đề xuất khác cũng được kỳ vọng cho ngành phân bón, đó là đề xuất chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) thành mặt hàng chịu thuế và đưa về mức thuế VAT 5% như trước kia vẫn áp dụng. Nếu đề xuất được Quốc hội thông qua, DN sản xuất phân bón có thể được hoàn thuế VAT đầu vào, theo đó sẽ tiết giảm được chi phí sản xuất, cải thiện kết quả kinh doanh.

Nhằm ổn định đầu ra cho sản xuất và hạn chế các tác động bất lợi từ sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước, các DN phân bón đã chủ động xây dựng kế hoạch ổn định sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng tính cạnh tranh sản phẩm. Đơn cử như Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã tập trung đổi mới công nghệ, sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, cạnh tranh với hàng NK, đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu (XK) ở một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Các DN như: Bình Điền, Đạm Phú Mỹ cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh XK Ure sang thị trường Malaysia, Myanmar, Thái Lan - những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn về chất lượng, tính cạnh tranh về giá.

Ông Nguyễn Văn Thanh- Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương):

DN ngành phân bón nên đầu tư khai thác các sản phẩm mới mà Việt Nam đang thiếu như: Sản xuất phân bón SA, phân Kali để thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng, giảm thiểu lượng phân bón NK.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn thị trường phân bón

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc