Thứ hai 23/12/2024 20:51

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/9/2023: Giá kim loại suy yếu, giá dầu WTI tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 7/9/2023: Giá kim loại suy yếu. Dầu WTI đánh dấu chuỗi tăng giá dài nhất trong một thập kỷ.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thêm một ngày thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa với diễn biến giá phân hoá. Lực bán áp đảo, đặc biệt là trên thị trường kim loại, kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa hôm qua ngày 6/9, quay đầu giảm 0,3% xuống 2.295 điểm. Giá trị giao dịch toàn sở đạt gần 3.600 tỷ đồng.

Nông sản là nhóm mặt hàng duy nhất duy trì được đà tăng trong ngày hôm qua. Trong khi đó, lực bán mạnh, chi phối xu hướng thị trường tiếp tục chủ yếu đến từ nhóm kim loại với 8 trên 10 mặt hàng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Hai nhóm còn lại là Năng lượng và Nguyên liệu công nghiệp ghi nhận diễn biến giá các mặt hàng tương đối trái chiều.

Chuỗi tăng giá dài nhất trong một thập kỷ của giá dầu WTI

Chốt ngày giao dịch 6/9, giá dầu WTI đóng cửa ở mức 87,55 USD/thùng, tăng gần 1% so với phiên trước. Đây là phiên tăng giá thứ 9 liên tiếp, đánh dấu chuỗi tăng giá theo ngày dài nhất kể từ năm 2010. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng phiên thứ 7 liên tiếp với mức tăng 0,62% lên 90,60 USD/thùng.

Bảng giá Năng lượng

Theo MXV, lo ngại nguồn cung thắt chặt, cùng với một số dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ đã tiếp tục đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong hơn 9 tháng qua. Các nhà đầu tư tiếp tục tăng cường vị thế mua dầu trong bối cảnh nguồn cung có xu hướng thắt chặt vào cuối năm.

Công ty dầu mỏ Saudi Armaco hôm thứ Tư cho biết đã tăng giá bán chính thức (OSP) đối với loại dầu thô nhẹ kỳ hạn tháng 10 tới thị trường châu Á thêm 10 cent/thùng lên mức chênh lệch 3,60 USD/thùng so với báo giá trung bình của Oman hay Dubai. Đây là lần tăng giá bán lần thứ 4 liên tiếp của Saudi Arabia kể từ tháng 7.

Chuỗi tăng giá dài nhất trong một thập kỷ của giá dầu WTI

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Goldman Sachs cho biết các động thái của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) mang lại rủi ro tăng giá đáng chú ý. Các nhà phân tích của ngân hàng đã đưa ra một số kịch bản, bao gồm một kịch bản cho thấy giá dầu Brent mở rộng mức tăng lên trên 100 USD/thùng. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng đây không phải là quan điểm cốt lõi khi rủi ro tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn.

Củng cố cho đà tăng của giá dầu, dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 5,52 triệu thùng so với mức dự đoán giảm 2,1 triệu thùng của giới phân tích. Đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp, trong khi tồn kho xăng cũng giảm mạnh 5,09 triệu thùng. Điều này nhấn mạnh yếu tố nguồn cung có xu hướng suy giảm, thúc đẩy lực mua trên thị trường.

Tại Nga, xuất khẩu các sản phẩm dầu hiện cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, với dầu diesel và dầu nhiên liệu đạt tổng cộng 2,28 triệu thùng/ngày trong tháng 8, thấp hơn 9% so với tháng 7.

Trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, tiêu thụ dầu vẫn cho thấy mức ổn định. Tại Ấn Độ, tổng mức tiêu thụ trong tháng 8 đạt 18,57 triệu tấn, tăng 2,5% so với mức 18,11 triệu tấn trong tháng 7.

Giá kim loại tiếp tục suy yếu do áp lực từ chính sách vĩ mô

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày giao dịch 6/9, hầu hết các mặt hàng nhóm kim loại đều giảm giá. Trong nhóm kim loại quý, giá bạc và bạch kim đều ghi nhận mức giảm hơn 1% đưa giá cả hai mặt hàng xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần. Cụ thể, giá bạc giảm 1,55% xuống mức 23,50 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm xuống 915,3 USD/ounce sau khi giảm 1,95%. Giá vàng giảm 5 phiên liên tiếp khi giảm 0,50% xuống 1.916,28 USD/ounce, mức thấp nhất trong hơn một tuần.

Bảng giá kim loại

Thị trường kim loại quý gặp sức ép sau khi Mỹ công bố dữ liệu cho thấy lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng trưởng tích cực. Điều này gây thêm mối lo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

Cụ thể, theo báo cáo của Viện Quản lý Cung ứng (ISM), lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã mở rộng tháng thứ tám liên tiếp, với 54,5 điểm trong tháng 8, cao hơn 2 điểm so với dự báo của giới phân tích và cao hơn 1,8 điểm so với tháng 7. Trong đó, các chỉ số việc làm, giá đầu vào và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng so với tháng trước.

Do đó, các nhà đầu tư lo ngại lĩnh vực dịch vụ vẫn tăng trưởng mạnh sẽ tăng áp lực lạm phát tại Mỹ và Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Trước lo lắng lãi suất đi lên, đồng USD tiếp tục tăng với chỉ số Dollar Index duy trì ở mức cao nhất trong 6 tháng, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 10 điểm cơ bản lên 4,3%.

Sự tăng giá của đồng USD khiến chi phí đầu tư trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi lợi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý không sinh lợi, khiến giá chịu sức ép.

Với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX giảm hai phiên liên tiếp với mức giảm 1,62%. Đây cũng là phiên ghi nhận mức giảm đồng lớn nhất trong gần một tháng. Trái lại, giá quặng sắt duy trì đà tăng khi tăng 1,11% lên 118,85 USD/tấn.

Giá đồng tiếp tục phải chịu sức ép khi đồng USD liên tục duy trì ở mức cao trong thời gian gần đây. Điều này khiến cho chi phí mua đồng vật chất trở nên đắt đỏ hơn, vì đây là đồng tiền chính trong hoạt động thương mại quốc tế.

Trong khi đó, triển vọng tiêu thụ đồng toàn cầu trở nên kém tích cực khi mà các nền kinh tế hàng đầu thế giới đều báo cáo số liệu kinh tế tiêu cực. Cả Anh, Đức, khu vực châu Âu đều cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ đang thu hẹp, thể hiện qua mức tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong năm nay. Dữ liệu trước đó cũng đã chỉ ra hoạt động luyện đồng toàn cầu trong tháng 8 suy yếu so với tháng 7, theo Earth-i.

Trái lại, giá quặng sắt vẫn đang tăng tốt do nhu cầu sắt thép dự kiến ​​​​sẽ có xu hướng tăng trong tháng 9 và tháng 10 là những tháng vàng trong mùa xây dựng của Trung Quốc.

Hơn nữa, giá sắt cũng tốt hơn sau khi Vale, nhà khai thác quặng sắt lớn thứ hai thế giới, cho biết trong dài hạn, tiêu thụ thép toàn cầu sẽ tăng cao. Điều này là nhờ vào quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc và sản xuất ngày càng được đẩy mạnh ở các thị trường mới nổi khác bao gồm cả Đông Nam Á. Khu vực này được kỳ vọng công suất thép sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế sản lượng thép trong năm nay.

Giá một số hàng hóa khác

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Bảng giá nông sản

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều