Thứ hai 23/12/2024 14:37

Thị trường hàng hoá hôm nay 15/5: Giá dầu WTI giảm 1,82% xuống 70,04 USD/thùng; Giá đậu tương xuống thấp

Thị trường hàng hoá hôm nay 15/5, giá dầu WTI giảm 1,82% xuống 70,04 USD/thùng; Dầu Brent giảm 1,5% về gần 74 USD/thùng.

Giá dầu giảm tuần thứ 4 liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), xu hướng giảm của giá dầu tiếp nối trong tuần giao dịch 8/5 – 14/05, đánh dấu chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp. Giá dầu WTI ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ cuối tháng 3, giảm 1,82% trong tuần qua xuống 70,04 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,5% về gần 74 USD/thùng.

Rủi ro suy thoái gia tăng tại Mỹ và tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại tại Trung Quốc, đã tác động tiêu cực tới triển vọng nhu cầu dầu thô và gây sức ép cho giá.

Niềm tin đối với lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ còn lung lay, khi người dân đồng loạt rút khoảng 9,5% tiền gửi khỏi ngân hàng PacWest, khiến cổ phiếu ngân hàng sụt giảm mạnh. Ngoài ra, bế tắc trong quyết sách nâng mức trần nợ của Mỹ trong một nỗ lực tránh rủi ro vỡ nợ lịch sử, cũng khiến cho tâm lý của các nhà đầu tư thận trọng hơn.

Đối với nền kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 4, trong khi nhập khẩu giảm mạnh 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức giảm chỉ 1,4% vào tháng 3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tháng 4 tăng 0,1%, tốc độ yếu nhất kể từ tháng 3/2021. Điều này phản ánh nhu cầu nội địa còn hạn chế bất chấp những kích thích kinh tế giai đoạn hậu mở cửa.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tháng 4 đã giảm xuống 10,3 triệu thùng/ngày, thấp hơn 16,4% so với tháng 3 và cũng thấp hơn 1,45% so với cùng kỳ năm ngoái. Triển vọng tiêu thụ kém tích cực tại 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới đã kéo giá dầu tiếp tục xu hướng giảm trong tuần qua.

Trong khi đó, hai báo cáo thị trường dầu quan trọng trong tháng 5 từ Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không đem lại nhiều bất ngờ cho thị trường.

EIA đã điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu trong năm 2023 thêm 0,1% so với báo cáo trước. Đồng thời cho thấy mức thặng dư cung trung bình năm 2023 bị thu hẹp xuống còn 350,000 thùng/ngày so với mức 430,000 thùng/ngày. Giá dầu đã phục hồi nhẹ sau báo cáo.

Tuy nhiên, dự báo của OPEC về tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 vẫn được giữ nguyên so với báo cáo tháng 4, với mức tăng 2,3 triệu thùng/ngày so với năm 2022. Trong khi, sản lượng từ nhóm OPEC giảm trong tháng 4 so với tháng 3, nhưng chủ yếu từ một số rủi ro nguồn cung thay vì việc chủ động cắt giảm thêm sản lượng.

Nhìn chung, thị trường đang có xu hướng tập trung hơn về yếu tố vĩ mô và bức tranh tiêu thụ. Dữ liệu không mấy khả quan đã gây áp lực đối với giá dầu.

Trái ngược với đà giảm của giá dầu, giá khí tự nhiên tăng vọt hơn 6% lên 2,26 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong tuần qua. Số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên của Mỹ đã giảm trong tuần này xuống mức thấp nhất trong gần 1 năm, do số giàn khoan khí đốt giảm mạnh nhất trong một tuần kể từ tháng 2/2016.

Giá khí đốt ở mức thấp đã khiến một số công ty thăm dò và sản xuất công bố kế hoạch giảm sản lượng bằng cách cắt giảm một số giàn khoan khí. Lo ngại nguồn cung bị thu hẹp đã đẩy giá khí phục hồi trở lại trong tuần qua.

Giá đậu tương xuống mức thấp nhất từ tháng 10/2022

Kết thúc tuần giao dịch 08/05 -14/05, với 4 trên 5 phiên giảm mạnh, giá đậu tương đánh mất mức hỗ trợ tâm lí 1400 cents, xuống 1.390 cents/giạ, thấp nhất kể từ tháng 10/2022.

Theo báo cáo Cung – cầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ niên vụ 22/23 sẽ đạt 4,51 tỷ giạ, tăng 5% so với niên vụ trước, chủ yếu nhờ năng suất cải thiện. Tồn kho cả 2 niên vụ 22/23 và 23/24 của nước này cũng đều được dự báo cao hơn so với mức kỳ vọng của thị trường.

Ngoài ra, ước tính sản lượng vốn đang ở mức kỷ lục của Brazil tiếp tục được gia tăng 1 triệu tấn, lên mức 155 triệu tấn nhờ thời tiết giai đoạn phát triển và thu hoạch thuận lợi.

Theo đó, dự báo tồn kho đậu tương toàn cầu niên vụ 23/24 sẽ đạt 122,50 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mức dự đoán 108,07 triệu tấn trước báo cáo. Những số liệu trên đều củng cố cho triển vọng nguồn cung gia tăng và là nguyên nhân chính khiến giá đậu tương giảm mạnh.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu đậu tương của Brazil hiện đang được đẩy mạnh cũng góp phần tạo sức ép cạnh tranh tới giá giao dịch trên Sở Chicago trong ngắn hạn. Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) đã tăng mạnh dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 05 của nước này lên mức 15,35 triệu tấn, từ mức 12,08 triệu tấn trong dự đoán trước.

Theo MXV, nếu tốc độ xuất khẩu của Brazil tiếp tục được đẩy nhanh cùng dự báo thời tiết vẫn thuận lợi cho hoạt động gieo trồng đậu tương tại Mỹ, giá có thể tiếp tục đà giảm trong tuần này và hướng xuống vùng 1360 cents.

Hai mặt hàng thành phẩm của hoạt động ép dầu đậu tương lại biến động trái chiều nhau trong tuần trước. Dầu đậu tương lao dốc 8,85%, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong nửa năm qua khi lo ngại về nguồn cung dầu thực vật được xoa dịu. Trong khi đó, khô đậu tương tăng 1,6% nhờ hỗ trợ từ đà sụt giảm của dầu đậu tương.

9 trên 10 mặt hàng kim loại giảm giá

Nhóm kim loại đóng vai trò dẫn dắt đà giảm của thị trường, khi 9 trên 10 mặt hàng kim loại đang giao dịch tại MXV đóng cửa giảm giá. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc giảm mạnh 6,85% về 24,15 USD/ounce, mức giá thấp nhất kể từ ngày 04/04. Giá bạch kim giảm nhẹ về 1.067 USD/ounce.

Trong tuần qua, các cuộc đàm phán về trần nợ của Chính phủ Mỹ bị đình trệ và nguy cơ khủng hoảng ngành ngân hàng tiếp tục kéo dài, đã làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế. Dòng vốn được phân bổ mạnh mẽ sang việc nắm giữ đồng tiền trú ẩn USD với tính thanh khoản cao và rủi ro thấp. Chỉ số Dollar Index đạt 102,68 điểm sau khi tăng 1,45%, mức tăng điểm trong một tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 8/2022. Điều này khiến giá vàng, bạc, bạch kim chịu sức ép do chi phí đầu tư đắt đỏ hơn.

Tại Trung Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 0,4%, làm gia tăng áp lực tới giá bạc và bạch kim do vai trò trong ngành công nghiệp suy yếu.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm mạnh 3,98% về 3,72 USD/ounce, mức giá thấp nhất trong vòng hơn 4 tháng. Áp lực từ cả hai phía cung – cầu khiến giá đồng chịu sức ép trong tuần qua. Một mặt, đồng USD mạnh lên khiến chi phí mua đắt đỏ hơn, kết hợp với lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu khiến triển vọng tiêu thụ đồng suy yếu.

Mặt khác, nguồn cung đồng tương đối ổn định. Sản lượng đồng tháng 3 của Peru, quốc gia sản xuất đồng lớn thứ hai thế giới, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 219.275 tấn. Trong khi đó tồn kho đồng tại các Sở Giao dịch lớn liên tục tăng trong thời gian gần đây. Tồn kho đồng trên Sở LME đã tăng lên 76.625 tấn, mức cao nhất kể từ ngày 21/03. Bên cạnh đó, tồn kho trên Sở Thượng Hải liên tục được bổ sung kể từ ngày 09/05.

Thị trường kim loại dự kiến tiếp tục biến động mạnh trong tuần này

MXV cho biết, giá của hầu hết các mặt hàng kim loại cơ bản như đồng, nhôm, sắt thép đều đang có xu hướng giảm trong 2 tháng trở lại đây. Tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn kỳ vọng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, đã khiến nhu cầu kim loại làm đầu vào sản xuất suy yếu và tạo áp lực đến giá. Trong khi đó, nguy cơ suy thoái vẫn đang là thách thức lớn với Mỹ, làm gia tăng sức ép hoạt động bán ra.

Trong tuần tới, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc như sản lượng công nghiệp hay các khoản đầu tư tài sản cố định trong tháng 4 dự kiến sẽ tác động mạnh tới giá kim loại cơ bản. Trong trường hợp kết quả chưa cho thấy sự khởi sắc đáng, đà giảm nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp nối. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để quốc gia này có thêm những chính sách tài khoá kích thích tăng trưởng, tạo tiền đề cho đà phục hồi nhu cầu kim loại.

Trong khi đó, giá kim loại quý là bạc và bạch kim chỉ đang suy yếu trong ngắn hạn và vẫn duy trì ở vùng giá cao trong 1 năm trở lại đây. Theo MXV, trong bối cảnh sức khỏe nền kinh tế yếu và biến động vĩ mô còn tiềm ẩn, vai trò trú ẩn an toàn của kim loại quý vẫn sẽ được đề cao, giúp giá các mặt hàng này khó có thể giảm quá mạnh.

Giá một số hàng hoá khác

Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆPKẾT THÚC NGÀY GIAO DỊCH 12/05/2023
Ca cao Tháng 07/23 -0.57% 2986 USD/Tonnes Bông sợi Tháng 07/23 1.14% 80.53 USD/lbs Cà phê Arabica Tháng 05/23 0.11% 186 USD/pounds Cà phê Robusta Tháng 05/23 1.37% 2582 USD/Tonnes Dầu cọ thô Tháng 06/23 1.14% 3828 MYR/metrics Tons Đường trắng Tháng 08/23 1.39% 715.1 USD/Tonnes Đường 11 Tháng 07/23 0.77% 26.22 USD/Pounds Cao su RSS3 Tháng 05/23 -0.4% 201.7 JPY/kg Cao su TSR20 Tháng 06/23 -0.07% 136.8 USD/Tonnes

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều