Thứ bảy 23/11/2024 14:16

Thi tốt nghiệp THPT: Cảnh báo nguy cơ gắn thiết bị điện tử từ việc đeo khẩu trang

Nhiều địa phương lo ngại có thể xảy ra tình trạng thí sinh, cán bội coi thi giấu thiết bị gian lận trong khẩu trang làm lộ đề trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngày 8/6, tại hội nghị trực tuyến về công tác thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhiều địa phương lo ngại có thể xảy ra tình trạng thí sinh, cán bội coi thi giấu thiếu bị gian lận trong khẩu trang làm lọt đề thi.

Theo các đại biểu, việc thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận đã từng có tiền lệ. Hiện nay, các thiết bị điện tử thu phát âm thanh, hình ảnh ngày càng hiện đại, tinh vi, các cán bộ coi thi dù được tập huấn nhưng để phát hiện gian lận rất khó.

"Các cơ quan chức năng cần có quy định thí sinh không được sử dụng loại khẩu trang có van thở, vì nếu thí sinh sử dụng khẩu trang này sẽ dễ gắn thiết bị thu âm phát sóng, cán bộ coi thi cũng khó nhận diện và ngăn chặn hành vi gian lận" - đại diện Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT thành phố Đà Nẵng đề nghị.

Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Công an đưa ra dự báo, hướng dẫn trước những tình huống có thể xảy ra, để các địa phương nắm rõ và chủ động ngăn chặn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng dẫn chi tiết hơn về việc thí sinh có phải thay khẩu trang trước khi vào phòng thi hay không, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiểm soát như hiện nay.

Đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh thông tin thêm liên quan đến công tác chống gian lận trong thi cử, gồm cả gian lận từ việc được đeo khẩu trang, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn, lưu ý cho cán bộ coi thi trên địa bàn tỉnh vấn đề này. Dù vậy, lãnh đạo địa phương vẫn kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng dẫn chi tiết hơn về việc thí sinh có phải thay khẩu trang trước khi vào phòng thi hay không, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiểm soát như hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng lo ngại tình trạng gian lận thi cử ngày càng tinh vi, khó phát hiện, nhất là với địa phương đông thí sinh dự thi như TP.HCM, quy định càng khó khăn hơn. Ông Hiếu mong Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và các cơ quan nghiệp vụ phối hợp, xây dựng thêm nhiều biện pháp phát hiện thiết bị công nghệ cao có thể sử dụng gian lận thi cử.

Thông tin thêm về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Cục phó Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, tình trạng mua bán, sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang vẫn tồn tại ở các năm gần đây.

"Năm 2021, công an phát hiện vụ gian lận bằng thiết bị công nghệ cao với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đa dạng và thủ đoạn tinh vi. 23 người đã bị bắt sau đó. Thí sinh sử dụng camera hình cúc áo để quay chụp đề thi, sau đó đưa hình ảnh đề ra ngoài qua thiết bị trung gian. Khi đề được giải xong, đáp án sẽ được truyền vào qua tai nghe hạt đậu. Các thiết bị này đều rất nhỏ khiến cán bộ coi thi khó phát hiện" - ông Mạnh dẫn chứng.

Ông Mạnh cho rằng, nên bỏ quy định thí sinh có thể mang các loại máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi dù đó là thiết bị không thể nghe, truyền, nhận tín hiệu.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định cụ thể việc để lọt, lộ đề, sao chụp đề thi trong thời gian làm bài là vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ bí mật nhà nước, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm" - ông Mạnh cho hay.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, hiện các thiết bị công nghệ cao có thể thu phát sóng trong khoảng 25m. Đồ dùng, cặp sách của thí sinh để ngoài hành lang vẫn khả năng có thể thu phát tín hiệu trong phòng thi và nguy cơ làm lộ đề.

Do đó, Thứ trưởng nhấn mạnh, một trong những quy định mới của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay là các vật dụng của thí sinh không để ngay bên ngoài phòng thi như mọi năm mà phải cách phòng thi tối thiểu 25m. Các địa phương cần bố trí địa điểm phù hợp, chẳng hạn phòng thi không nên gần nhà dân bởi đối tượng gian lận có thể lắp thiết bị công nghệ cao ngay trong nhà thay vì tại điểm thi.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'